fbpx
Diep An Nhi

Rôm sảy ở trẻ và cách điều trị

25/04/2022 17 Xem

Rôm sảy ở trẻ là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao, thời tiết nóng ẩm. Rôm sảy khiến da bé xuất hiện các mụn nhỏ màu đỏ, chủ yếu ở cổ, mông và các vùng da có nếp gấp và có thể lan ra bất kỳ đâu trên cơ thể trẻ. Tuy nhiên, rôm sảy không phải là một bệnh nguy hiểm và có thể được điều trị tại nhà.

Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy là gì? Tại sao trẻ bị rôm sảy? Đây là những câu hỏi của những người mẹ lần đầu tiên chăm con bị rôm sảy. Trẻ bị rôm sảy có thể do các yếu tố sau:

  • Trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao quá lâu.
  • Trẻ mặc quá nhiều quần áo và quần áo bó sát, không thoáng và không thấm mồ hôi.
  • Trẻ vận động nhiều.

Triệu chứng của rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy ở trẻ em đặc trưng bởi các nốt mụn nhỏ màu đỏ ở trên da và gây ngứa. Các nốt phát ban có thể xuất hiện tại mặt, cổ, và bẹn của trẻ sơ sinh, cũng có thể lan rộng trên khắp cơ thể trẻ. Chúng có thể chuyển thành các nốt mụn nước màu trắng.

Điều trị rôm sảy cho trẻ

Đa phần rôm sảy sẽ tự khỏi sau vài ngày đến một tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, rôm sảy khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc và ăn ngủ không ngon dẫn đến sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để xoa dịu da trẻ, giúp trẻ dễ chịu và nhanh chóng loại bỏ rôm sảy, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược trẻ em Diệp An Nhi với thành phần là các loại dược liệu tự nhiên kết hợp với các hạt nano berberin siêu nhỏ, siêu mịn giúp làm sạch da và phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm nấm. Diệp An Nhi có khả năng đặc trị rôm sảy nếu được pha đậm đặc hơn.
  • Nếu trẻ bị rôm sảy nghiêm trọng, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được kê thuốc bôi an toàn, và thuốc kháng histamin để giảm ngứa chứ không nên tự ý đắp lá hoặc cho trẻ uống thuốc.
  • Nới lỏng tã, bỉm cho trẻ để tránh cọ xát vào vùng da bị phát ban.
  • Mặc cho trẻ nhưng bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cho trẻ chơi trong không gian thoáng mát, có bóng râm, có quạt hoặc máy điều hòa không khí để tránh mồ hôi đọng lại lâu trên da.
  • Thay tã bỉm thường xuyên cho trẻ.

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ

Mặc dù bệnh rôm sảy có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế, nhưng trong một số trường hợp dưới đây, bạn cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất như:

  • Trẻ bị rôm sảy lâu hơn 7 ngày mặc dù đã được điều trị.
  • Trẻ bị rôm sảy kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau họng, đau nhức cơ thể, có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Trẻ bị sốt co giật.

Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại có thể tái phát rất dễ dàng nếu không được phòng ngừa đúng cách. Bạn có thể giúp trẻ tránh khỏi rôm sảy bằng một số cách sau:

  • Luôn giữ cho cơ thể trẻ mát mẻ, loại bỏ bớt quần áo khi nhiệt độ tăng dần. Trẻ nên mặc nhiều lớp để dễ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
  • Trẻ nên mặc quần áo rộng rãi, không bó sát và được làm từ chất liệu cotton.
  • Tắm cho trẻ hàng ngày với nước tắm thảo dược trẻ em Diệp An Nhi.
  • Cho trẻ uống đủ chất lỏng trong mùa hè. Nếu trẻ dưới 6 tháng, chưa cần uống nước lọc thì mẹ cho trẻ bú nhiều hơn.
  • Để ý lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên, không nên để mồ hôi đọng lại trên da trẻ quá lâu.
  • Đặt trẻ chơi trong không gian mát mẻ, thoáng đãng.

Rôm sảy ở trẻ em là bệnh ngoài da thường gặp dù mẹ có cẩn thận phòng tránh thì đôi khi cũng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khi trẻ bị rôm sảy mẹ cũng đừng quá lo lắng và hoảng loạn bởi nội dung bài viết này của Diệp An nhi ngắn gọn, đủ ý và dễ hiểu, giúp mẹ có những kiến thức cơ bản về sôm sảy và mẹo hay để giúp bé có làn da khỏe mạnh.

Xem thêm: So sánh 4 phương pháp trị rôm sảy cho bé hiệu quả tức thì

Xem thêm: