Trong suốt thời gian nuôi con nhỏ, chắc chắn có những lúc bạn phát hiện em bé của mình có những nốt phát ban trên cơ thể hoặc trên mặt. Diệp An Nhi sẽ cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị an toàn một số loại phát ban phổ biến ở trẻ trong bài viết này.
Thực tế từ khi có em bé, chúng ta ai cũng hiểu rằng da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ dàng bị mẩn ngứa hơn da của người lớn. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng có thể biết chính xác trẻ bị phát ban gì và điều trị ra sao.
Để hiểu rõ tại sao trẻ lại xuất hiện phát ban, có cảm thấy đau đớn hay ngứa ngáy không, bạn cần phải quan sát và chú ý cơ thể trẻ thường xuyên cũng như trang bị kiến thức để nhận biết triệu chứng và mối nguy hiểm đối với từng loại phát ban phổ biến ở trẻ. Đừng tiếc 10 phút đọc và ngẫm nghĩ những điều chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Khi nói đến phát ban ở trẻ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra điều này và thủ phạm chủ yếu là:
Các chất gây kích ứng phổ biến có thể làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: nước dãi, nước tiểu, phân, khăn lau, chất tẩy rửa, xà phòng, kem chống nắng…
Phản ứng dị ứng có thể khiến trẻ xuất hiện phát ban dưới nhiều dạng khác nhau. Vùng da bị tổn thương có thể bị ngứa giống nổi mề đay hoặc có các mảng da khô ngứa mà phổ biến chính là viêm da cơ địa hay chàm.
Các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến phát ban ở trẻ mà phổ biến nhất là phát ban do nấm và đôi khi là phát ban do virus. Phát ban do virus có thể xuất hiện dưới dạng các chấm nhỏ trên cơ thể hoặc cánh tay, chân của trẻ. Nó có thể lan rộng trong một vài ngày và kéo dài vài ngày đến một tuần.
Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỏng hơn người lớn rất nhiều và da vẫn đang hoàn thiện dần nên dễ bị tổn thương. Trong bài viết này, Diệp An Nhi sẽ giúp mẹ tìm hiểu về bất kỳ vết phát ban nào xuất hiện trên da trẻ để có cách xử trí đúng nhất.
Không chỉ có trẻ dậy thì mới xuất hiện mụn trứng cá, việc trẻ sơ sinh bị mụn là điều hoàn toàn bình thường. Mụn này được gọi là mụn sữa, là một loại phát ban phổ biến ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên. Các nốt mụn sữa của trẻ sơ sinh là do nội tiết của mẹ – những hoocmon truyền từ mẹ sang con trong tử cung khiến mụn bùng phát.
Nhưng làm sao để bạn có thể phân biệt được đó là mụn trứng cá hay loại phát ban khác ở trẻ? Dưới đây là các triệu chứng mụn trứng cá ở trẻ.
Thông thường, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất khi được làm sạch nhẹ nhàng. Tuy nhiên nếu tình trạng mụn kéo dài quá 4 tháng, mẹ có ghẻ đưa bé tới gặp bác sĩ da liễu để có cách điều trị an toàn.
Hiện tượng phát ban nhiệt hay rôm sảy ở em bé có xu hướng xảy ra khi các tuyến mồ hôi của trẻ bị tắc nghẽn và giữ mồ hôi dưới da, không thoát ra được. Trẻ thường bị rôm sảy khi thời tiết trở nên ấm áp và nắng nóng hoặc khi trẻ mặc quá nhiều quần áo bó sát. Phát ban nhiệt cũng là phát ban phổ biến ở trẻ vào mùa hè.
Để ngăn ngừa phát ban nhiệt, mẹ cần mặc cho trẻ những bộ quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát và đặc biệt thấm hút mồ hôi tốt để mồ hôi không đọng lại trên da bé. Khi thời tiết ấm áp, bạn chỉ nên để bé nằm ngủ với một chiếc áo mỏng và bật quạt nhẹ để lưu thông không khí.
Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi chứa các loại thảo dược giúp làm sạch và giữ cho da mát mẻ. Rôm sảy sẽ thường tự biến mất sau ba, bốn ngày.
Hăm tã là phát ban xảy ra do kích ứng từ tã ướt và ma sát được tạo ra do tã cọ vào da bé. Những trẻ lớn thường ngủ một mạch qua đêm bị hăm tã nhiều hơn trẻ sơ sinh.
Trẻ thường bị nhiễm nấm candida ở các nếp gấp da. Vùng da phát ban do nấm thường có các chấm đỏ nhỏ màu hồng hoặc mụn mủ xung quanh mép.
Để điều trị phát ban do nấm men ở trẻ, mẹ hãy bôi kem chống nấm tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để phòng tránh phát ban do nấm men, bạn nhớ giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt khu vực đóng tã.
Viêm màng não là khi lớp niêm mạc xung quanh não và tủy sống (màng não) bị viêm và “là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng vì nó có thể hiện diện trong máu và não khiến các cơ quan bị tổn thương, não bị tổn thương vĩnh viễn hoặc tử vong.
Mặc dù dạng viêm màng não do virus rất nghiêm trọng nhưng hầu như không bao giờ đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, viêm màng não do vi khuẩn có thể gây chết người và cần được đưa đến trung tâm y tế ngay lập tức.
Bạn không thể phân biệt được sự khác biệt giữa phát ban ở trẻ do viêm màng não do vi khuẩn hoặc virus, và trong nhiều trường hợp, trẻ không xuất hiện phát ban.
Viêm màng não do virus thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày, nhưng viêm màng não do vi khuẩn cần được tới bệnh viện để bác sĩ kê thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt. Chính vì bạn không biết trẻ viêm màng nào nên nếu nghi ngờ, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế.
Phát ban liên cầu khuẩn ở trẻ em là một dạng phát ban khác của trẻ sơ sinh do virus. Nếu trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn thì dễ dàng xuất hiện phát ban liên cầu hơn những người khác.
Vì liên cầu khuẩn có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi, nên để trẻ tránh xa những người bị nhiễm bệnh. Nếu có nghi ngờ trẻ bị phát ban liên cầu, bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được kê thuốc kháng sinh.
Thủy đậu là một bệnh nhiễm vi rút siêu lây lan do vi rút varicella zoster gây ra, vì vậy hãy tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh để giữ an toàn cho trẻ.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, khoảng từ 4 tháng tuổi, trẻ sẽ chảy dãi rất nhiều. Và nước dãi khiến khu vực quanh miệng dễ xuất hiện phát ban gây khó chịu cho trẻ.
Bệnh chàm là một bệnh mãn tính và khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Phát ban do chàm là các mảng da khô, đỏ gây ngứa, đặc biệt vào lúc ngủ. Trẻ gãi nhiều sẽ gây chảy máu, nhiễm trùng da.
Nổi mề đay là hiện tượng của phản ứng dị ứng và có thể kéo dài trong vài ngày liên tục. Mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trẻ khi phản ứng dị ứng xảy ra. Trẻ có thể bị dị ứng với thức ăn hoặc thứ gì đó mà da trẻ tiếp xúc. Nếu trẻ nổi mề đay kèm theo khó thở hoặc lưỡi sưng tấy, mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức.
Trẻ bị nổi mề đay thường sử dụng thuốc kháng histamin hoặc thoa kem dưỡng để làm dịu phát ban.
Trên đầu trẻ xuất hiện các mảng vảy thô, màu vàng hoặc màu hồng hoặc vảy nhờn, dân gian thường gọi là “cứt trâu”.
Viêm da tiết bã dẫn đến sự tích tụ dầu trên da đầu nên nó có mùi dầu nhẹ.
Ngoài các loại phát ban phổ biến ở trẻ được kể trên, trẻ cũng có thể xuất hiện các vết thương ngoài da do côn trùng đốt, cháy nắng, da bóc trong do thời tiết hanh khô…Nếu bạn không chắc chắn về loại phát ban trẻ gặp phải, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ.
Bây giờ bạn đã có thêm thông tin về các loại phát ban ở trẻ và không còn quá lo lắng khi nhìn thấy nốt phát ban xuất hiện trên da trẻ.
Nhiều phát ban ở trẻ sơ sinh là vô hại, sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu nốt phát ban kéo dài hoặc có dấu hiệu sưng tấy, viêm nhiễm thì bạn cần liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy đưa trẻ tới khám khi: