fbpx
Diep An Nhi

Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em 

01/09/2021 113 Xem

Trên thực tế có rất nhiều cha mẹ chưa biết cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em. Chính vì vậy mà thường mắc phải những sai lầm trong chăm sóc con, dẫn đến những hậu quả khó lường. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Diệp An Nhi chỉ ra sự khác biệt giữa hai bệnh này nhé!

Vì sao cần phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em?

Có rất nhiều trường hợp cha mẹ thấy con sốt cao và bị nổi nhiều nốt đỏ trên da nhưng lại không biết rằng thực chất bé đang bị bệnh sởi hay bị sốt phát ban. Nếu trẻ sốt cao và đến ngày thứ 3 xuất hiện ban đỏ thì đây là triệu chứng của sốt phát ban, cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều vì các ban đỏ này sẽ tự hết trong vòng vài ngày. 

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý quan sát tới những triệu chứng của bệnh sởi bởi đây là bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với sốt phát ban. Nhiều cha mẹ chủ quan đã không đưa con đi khám bởi lầm tưởng con chỉ bị sốt bình thường dẫn đến hậu quả gây ra bội nhiễm do sởi rất nguy hiểm. 

Các biến chứng bội nhiễm do sởi có thể gặp phải ở trẻ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bao gồm: Viêm phổi, viêm loét miệng, suy dinh dưỡng, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do đó, việc phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm và chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách, làm giảm các nguy cơ gây biến chứng ở trẻ. 

Việc phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm và chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Việc phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm và chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách

Phân biệt các dấu hiệu của sởi và sốt phát ban

Bệnh sởi ở trẻ em nếu bị nhẹ, không có các biến chứng, cha mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho bé tại nhà. Tuy nhiên, cần phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em sớm để tránh gây nhầm lẫn.

Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Tất cả các bệnh sốt phát ban đều có đặc điểm sốt rất cao. Bệnh sởi là bệnh sốt phát ban, nhưng phát ban của sởi có đặc điểm khác so với sốt phát ban thông thường”.

Bệnh sởi

  • Các nốt ban của sởi xuất hiện theo trình tự từ sau tai lan ra mặt và lưng. Sau 2 ngày sẽ lan toàn thân.
  • Vào ngày thứ 2 khi trẻ sốt cao, mắt trẻ sẽ hơi đỏ (viêm kết mạc) hoặc mắt trẻ có nhiều rỉ hơn.
  • Trẻ mắc bệnh sởi thường hay hắt hơi, sổ mũi, viêm họng.

Bệnh Sốt phát ban

  • Các nốt ban khi sốt sẽ mọc toàn thân ngay mà không từ một vị trí nào đó rồi lan rộng.
  • Trẻ bị sốt phát ban không bị viêm kết mạc và không có các triệu chứng về đường hô hấp.
Cần phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em sớm để tránh gây nhầm lẫn
Cần phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em sớm để tránh gây nhầm lẫn

Cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh sởi, cha mẹ cần chú ý chăm sóc bé theo lời khuyên của bác sĩ như sau:

  • Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ cao trên 38,5 độ C. Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt cần tuân theo chỉ định của bác sĩ đưa ra. Mặc quần áo rộng rãi, chất lượng thoáng mát để cơ thể trẻ dễ dàng thoát nhiệt hơn.
  • Bệnh sởi do virus gây ra và làm tổn thương đến đường hô hấp của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ mũi và họng cho bé 3-4 lần/ngày để tránh gây ra biến chứng viêm phổi.
  • Trẻ mắc bệnh sởi bị suy giảm miễn dịch vì thế cần đảm bảo nơi ở luôn phải sạch sẽ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người khác để không làm lây bệnh.
  • Không kiêng tắm cho trẻ, cần vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm để hạn chế vi khuẩn trên da gây ngứa và bội nhiễm.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, đủ chất, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn dễ bị dị ứng như tôm, cua…
Có thể chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà nếu không có biến chứng
Có thể chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà nếu không có biến chứng

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường khác, cần lập tức đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị và chăm sóc kịp thời.

Với những cơ địa đặc biệt như trẻ 3 – 4 tháng, trẻ béo phì, trẻ bị suy giảm miễn dịch cần phải nhập viện để bác sĩ theo dõi và chăm sóc. Cách phòng sởi đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm phòng đủ mũi vắc xin cho trẻ nhỏ. 

Tham khảo thêm các bài viết về bệnh sởi ở trẻ em:

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bé bị sởi phải làm sao? Cách chăm sóc bé bị sởi mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị sởi mẹ kiêng ăn gì? Đọc ngay để tìm hiểu

Trên đây là bài viết “Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em”. Cha mẹ hãy truy cập vào diepannhi.vn mỗi ngày để bổ sung thêm nhiều kiến thức hay về chăm sóc trẻ nhé!

Xem thêm: