fbpx
Diep An Nhi

Làm sạch lưỡi bằng nước muối sinh lý cho trẻ có nên không?

16/01/2023 15 Xem

Các mẹ đang băn khoăn có nên lựa chọn nước muối sinh lý để rơ lưỡi vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh hay không? Liệu nước muối sinh lý làm sạch lưỡi có thực sự an toàn cho trẻ không? Tại sao cần rơ lưỡi ở trẻ sơ sinh? Có cách nào vệ sinh cho trẻ an toàn ngoài nước muối sinh lý không?… Mọi thắc mắc có thể được giải đáp dưới đây, các mẹ có thể tham khảo.

Tại sao cần rơ lưỡi cho bé?

Việc rơ lưỡi cho bé cũng giống như việc người lớn đánh răng hàng ngày giúp cho khoang miệng lưỡi luôn vệ sinh sạch sẽ. Bề mặt lưỡi và khoang miệng trẻ có rất nhiều vi sinh vật gây mùi hôi, khó chịu ảnh hưởng đến cảm nhận hương vị thức ăn của trẻ khiến trẻ lười ăn, tiêu hóa kém. Sau khi bé bú sữa mẹ, sữa ngoài sẽ có những mảng trắng bám trên lưỡi tạo thành tưa lưỡi gây khó chịu, cộm lưỡi trẻ dẫn đến trẻ bỏ bú, chán ăn dễ bị nấm miệng. Việc vệ sinh lưỡi không sạch cho bé có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, mắc các bệnh do vi trùng, viêm nướu,…Vì vậy, mẹ cần chú ý đến vệ sinh lưỡi cho trẻ. Theo khuyến cáo bác sĩ nên rơ lưỡi ít nhất 1 lần mỗi ngày hoặc khi thấy lưỡi bé dơ và nên rơ trước khi bú tránh bé ói.

Khi nào bé cần rơ lưỡi?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh bú sữa rất hay đọng lại cắn sữa trên lưỡi nên cần vệ sinh thường xuyên. Việc rơ lưỡi của trẻ ít hay nhiều phụ thuộc vào loại sữa trẻ đang dùng:

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: không cần thường xuyên rơ lưỡi bởi trong quá trình bú mẹ, lưỡi trẻ liên tục cọ xát với ti giúp loại bỏ đám tưa dưới lưỡi nên ít có hiện tượng đóng cặn sữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên rơ lưỡi 5-6 lần mỗi tuần để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Đối với trẻ bú mẹ kết hợp bú bình: Mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày một lần sau khi tắm. Đồng thời, mỗi khi cho trẻ bú bình xong, mẹ nên cho bé uống 1-2 thìa nước ấm tráng miệng.

Đối với trẻ dùng sữa ngoài hoàn toàn: Các mẹ cần rơ lưỡi thường xuyên hơn vì sữa bột rất dễ lắng cặn với tần suất 2 lần mỗi ngày. Trẻ bú ngoài nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ viêm lưỡi, viêm họng, …

Thời điểm rơ lưỡi thích hợp nhất cho bé là vào buổi sáng, sau bú 2 tiếng hoặc sau khi tắm. Tránh rơ lưỡi lúc sáng sớm vì trẻ chưa bú no hoặc ngay sau khi bú sẽ dễ bị nôn trớ.

Rơ lưỡi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên thực hiện rơ lưỡi đúng cách gồm:

  • Trước khi vệ sinh khoang miệng cho trẻ, mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ và chuẩn bị nước ấm, nước muối sinh lý hoặc pha thuốc rơ lưỡi.
  • Dùng gạc vô trùng hay một miếng vải nhỏ vừa đủ để cuộn quanh ngón tay trỏ sau đó nhúng ngón tay vào phần nước đã chuẩn bị ở trên sao cho gạc đủ ướt. Hoặc thuận tiện có thể dùng gạc rơ lưỡi có tẩm thuốc sẵn có trên thị trường, mẹ chỉ cần đưa ngón tay trỏ vào gạc hình ống rồi bế trẻ để tưa lưỡi.
  • Mẹ nên ôm con vào lòng, hướng đầu bé lên phía trên và vỗ về đồng thời dùng tay còn lại để rơ lưỡi cho trẻ. Đầu tiên đặt ngón tay lên môi trẻ, rồi tách miệng bé nhẹ nhàng, từ từ và lấy ngón trỏ đã cuộn băng gạc để vệ sinh quanh khoang miệng bé.
  • Ngay sau khi mở miệng trẻ ra, mẹ nên rơ lần lượt từ vòm miệng tới lợi rồi đến lưỡi. Dùng ngón tay xoay quanh vùng bên trong má, răng, lợi thật nhẹ nhàng và tỉ mỉ, chà nhẹ mặt lưỡi đến khi thấy cặn sữa đã được loại bỏ, tránh chà mạnh gây trầy xước, đau trẻ. Cuối cùng cho trẻ uống nước ấm để tráng miệng cho sạch sẽ.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý có nên không?

Các mẹ thường lựa chọn nước muối sinh lý làm sạch lưỡi cho trẻ bởi nó phổ biến, an toàn và dễ thực hiện. Nước muối sinh lý là dung dịch Natri clorid 0,9% đẳng trương với áp suất thẩm thấu gần tương đồng với dịch trong cơ thể người. Nó được khuyến nghị dùng được cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch mắt, mũi, tai, lưỡi,…

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý loại nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước muối sinh lý làm sạch lưỡi , nhưng các mẹ cần lựa chọn loại nước muối sinh lý tốt nhất cho trẻ:

  • Nước muối sinh lý dùng cho trẻ sơ sinh phải đạt đúng tiêu chuẩn 0,9%, đảm bảo độ tinh khiết, an toàn tuyệt đối cho trẻ kể cả khi trẻ uống phải.
  • Các sản phẩm nước muối sinh lý cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hạn sử dụng dài. Các mẹ nên mua ở nhà thuốc, cơ sở y tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Nên chú ý sử dụng các loại gạc mềm, tránh tổn thương bề mặt lưỡi và khoang miệng. Khi rơ lưỡi cần thao tác nhẹ nhàng, chậm từ từ để đạt kết quả tốt nhất.

Một số cách rơ lưỡi khác cho trẻ sơ sinh sạch và an toàn

Hiện nay, có rất nhiều cách vệ sinh lưỡi cho trẻ an toàn và hiệu quả. Một số cách được các mẹ quan tâm và hay sử dụng có thể kể đến:

Rơ lưỡi bằng rau ngót

Rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus có vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng tiết nước bọt, sát khuẩn, tiêu viêm. Rơ lưỡi bằng rau ngót được ông bà áp dụng từ xưa, nó khắc phục tình trạng trắng lưỡi hiệu quả ở trẻ được thực hiện:

  • Rau ngót sau khi hái đem đi rửa sạch với nước ngâm trong nước muối loãng 15 phút để đảm bảo rau ngót không còn bám bụi hay các loại thuốc bảo vệ thực vật có hại. Sau đó để rau ngót ráo nước.
  • Dùng cối sạch giã nhuyễn rau ngót, thêm ít muối giã cùng.
  • Sau đó, chắt lấy nước ra chén sạch và nếu thấy đặc quá cho thêm ít nước đun sôi để nguội.
  • Rửa tay sạch sẽ để chuẩn bị rơ lưỡi cho trẻ.
  • Dùng gạc lưỡi hoặc khăn sạch, khô quấn quanh ngón tay trỏ.
  • Thấm hỗn hợp trên vào gạc rồi rơ lưỡi cho trẻ đến khi sạch hết vết trắng thì rơ lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần.
Rơ lưỡi bằng rau ngót an toàn lành tính
Rơ lưỡi bằng rau ngót an toàn lành tính

Khi rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót, mẹ nên rơ thật nhẹ nhàng trong miệng bé và nó chỉ dùng cho những trẻ trên 5 tháng tuổi. Vì rau ngót có thể gây kích ứng đường ruột nếu trẻ nuốt phải có thể sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, ngộ độc.

Rơ lưỡi bằng mật ong

Keo ong có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên chống vi khuẩn, trong đó có Streptococus mustans là cầu khuẩn gram (+) tìm thấy ở khoang miệng gây ra vấn đề về răng miệng, sâu răng cho trẻ và người lớn. Keo ong có tác dụng chống viêm và hỗ trợ phục hồi các tế bào khi bị tổn thương giúp bảo vệ khoang miệng khỏe mạnh.

Keo ong có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên chống vi khuẩn
Keo ong có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên chống vi khuẩn

Mật ong có thể được sử dụng trực tiếp như nước muối sinh lý để rơ lưỡi nhưng chỉ sử dụng khi trẻ trên 1 tuổi bởi mật ong nóng, chống chỉ định đối với trẻ dị ứng với mật ong.

Rơ lưỡi bằng lá trà xanh

Ngoài sử dụng ngước muối sinh lý làm sạch lưỡi, lá trà xanh cũng thường được các mẹ sử dụngLá trà xanh có tính sát khuẩn an toàn, tuy nhiên chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Lá trà xanh thường được các mẹ sử dụng vì khả năng kháng khuẩn cao
Lá trà xanh thường được các mẹ sử dụng vì khả năng kháng khuẩn cao
  • Lá trà xanh được rửa sạch bằng nước muối rồi để ráo.
  • Cho lá trà vào nồi thêm nước và vài hạt muối, đun sôi vài phút.
  • Sau đó lấy nước trà đã nguội để rơ lưỡi cho trẻ.
  • Tiến hành rơ lưỡi cho trẻ như các phương pháp trên.

Rơ lưỡi bằng gạc rơ lưỡi

  • Gạc rơ lưỡi chỉ sử dụng 1 lần.
  • Rửa tay sạch trước khi sử dụng.
  • Cho ngón tay vào miệng gạc rồi rơ lưỡi cho trẻ.
Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi tiện dụng, dễ dùng
Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi tiện dụng, dễ dùng

Đối với trẻ đang mọc răng: Mẹ có thể đeo gạc xoa nhẹ nơi nướu sưng giảm cảm giác khó chịu, đau nhức cho trẻ.

Đối với trẻ đã mọc răng nhưng chưa biết đánh răng: nên vệ sinh đều đặn 2 lần/ngày.

Tại sao nên rơ lưỡi bằng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Gạc rơ lưỡi không chỉ là dụng cụ vệ sinh khoang miệng, mà còn giúp lấy đi cắn sữa, mảng bám trên bề mặt lưỡi sạch sẽ và đảm bảo nướu trẻ luôn chắc khỏe trong giai đoạn mọc răng. Ngoài ra, gạc rơ lưỡi giúp tăng cường hỗ trợ cơ chế tự bảo vệ cơ thể trước tác nhân xấu gây hại cho răng miệng trẻ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn giúp răng miệng trẻ luôn sạch thơm mát.

Gạc rơ lưỡi được làm từ những chất liệu an toàn cho trẻ sơ sinh, phải trải qua quy trình nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường nên mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ.

Lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ cha mẹ cần nhớ

  • Mẹ nên lựa chọn đúng loại nước muối sinh lý cho trẻ, có thể sử sử dụng Fysolin hồng an toàn cho cả trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
  • Khi rơ lưỡi, cần thao tác nhẹ nhàng, từ từ tránh chà xát mạnh gây trầy xước khoang miệng trẻ.
  • Cần tránh đưa ngón tay vào sâu trong lưỡi sẽ khiến trẻ khó chịu dễ nôn trớ.
  • Tránh rơ lưỡi khi trẻ chưa ăn gì sẽ khiến trẻ nôn khan vì bụng trống rỗng và cũng không nên tưa lưỡi khi trẻ vừa ăn xong vì khiến trẻ nôn trớ do đầy bụng.
  • Nếu trẻ không chịu hợp tác rơ lưỡi, mẹ nên lấy hình ảnh, đồ vật để thu hút sự chú ý của trẻ tạo tâm lý thoải mái.
  • Nên sử dụng gạc tiệt trùng mềm, có thể dùng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi.
  • Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con nhỏ Để cập nhật thêm nhiều kiến thức cho mẹ và bé, bạn truy cập http://diepannhi.vn.

Xem thêm: