fbpx
Diep An Nhi

Nổi mề đay ở trẻ em: Nguyên nhân – cách chữa trị nhanh chóng

03/02/2021 50 Xem

Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng bé nổi mẩn đỏ ngứa khắp người. Hiện tượng này cần phải được xác định rõ ràng nguyên nhân thì mới có cách điều trị nhanh chóng dứt điểm. Bởi càng để về lâu về dài thì bệnh sẽ khiến cho bé mỏi mệt, ngứa ngáy, chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. 

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Tình trạng nổi mề đay ở trẻ em hầu hết là bởi 5 yếu tố sau:

  • Di truyền: Nếu như bố mẹ có cơ địa yếu, dễ bị dị ứng, nổi mề đay,..thì tỷ lệ trẻ sinh ra cũng sẽ mắc bệnh lên chiếm tới 80%.
  • Do thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột tạo môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn sinh trưởng phát triển và rất dễ gây tình trạng nổi mề đay ở trẻ
  • Mẫn cảm với thức ăn dễ gây kích ứng da như hải sản, lạc, sữa,…
  • Nhiễm khuẩn do côn trùng cắn 
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, vacxin,..
Trẻ bị nổi mề đay có thể là do di truyền
Trẻ bị nổi mề đay có thể là do di truyền

Các triệu chứng gây nổi mề đay ở trẻ

Khi em bé bị nổi mề đay sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ngứa, nổi mẩn

Ngứa nổi mẩn đỏ khắp người là triệu chứng đầu tiên mà các bé sẽ gặp phải khi mắc bệnh nổi mề đay. Tình trạng mẩn ngứa mề đay ở trẻ em sẽ ngày một diễn biến nặng hơn và cần phải được điều trị kịp thời. 

  • Phát ban, sưng phù

Dị ứng nổi mề đay ở trẻ em sẽ xuất hiện tình trạng phát ban, sưng phù vùng bụng, mông, tay, khắp mặt,…Tình trạng này thường xuất hiện từng đợt đặc biệt là thời điểm ban đêm. 

Hiện tượng sưng phát ban trên da
Hiện tượng sưng phát ban trên da
  • Các biểu hiện đi kèm khác

Mẩn ngứa nổi mề đay ở trẻ em tạo các cơn ngứa âm ỉ châm chích hoặc bỏng rát khắp người. Biểu hiện này thường xuất hiện ở những trẻ đã mắc bệnh khá nặng. Hiện tượng nổi mẩn ngứa phát triển rộng hơn, tình trạng viêm nhiễm cũng nặng hơn. Nên các mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm đưa con đi khám ngay khi thấy cơ thể của con mình xuất hiện các vùng mẩn đỏ.

Nổi mề đay có những cấp độ nào?

Trẻ em bị ngứa mề đay được chia thành 4 cấp độ với các phản ứng khác nhau
Cấp độ 1: Nổi các nốt hồng ban ngứa ngáy. Ở cấp độ này chưa xuất hiện các đường gờ ngăn cách với vùng khác.
Cấp độ 2: Tình trạng sưng phù da xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là vùng mắt, lưỡi, niêm mạc,…Các cơn ngứa cũng xuất hiện dày đặc hơn, dai dẳng hơn.
Cấp độ 3: Tình trạng kích ứng nặng hơn, chỉ cần một tác động nhỏ cũng sẽ tạo các vệt ban đỏ trên da.
Cấp độ 4: Tình trạng mề đay ở trẻ em dày đặc cơ thể. Các bé có thể cảm thấy khó thở, đau bụng do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đây cũng là cấp độ nặng nhất của bệnh nổi mề đay ở trẻ. Cần phải cấp cứu kịp thời ở cấp độ thứ 4 này để không tạo các biến chứng gây tử vong. 

Cách điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em

Điều trị nổi mề đay ở trẻ em giúp các bé thoát khỏi cảnh ngứa ngáy, khó thở. Vậy có nhưng cách điều trị như thế nào? Có 2 cách chữa theo điều trị của bác sĩ và một vài loại nước lá tắm cho bé mà các mẹ thường hay dùng:

Có thể sử dụng thuốc bôi để trị mề đay cho trẻ
Có thể sử dụng thuốc bôi để trị mề đay cho trẻ
  • Chữa bằng thuốc Tây

Trẻ em bị ngứa mề đay có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin – tác nhân gây kích ứng phát ban. Thuốc kháng histamin sẽ giúp cho tình trạng bệnh được kiểm soát tốt hơn.
Nếu tình trạng nổi mề đay ở trẻ em tiến triển nặng gây phù mạch thì cần tiêm thuốc steroid hoặc epinephrine để loại bỏ tình trạng khó thở. Tình trạng viêm nhiễm, nổi ban trên da cũng được kiểm soát hơn.

Mẹ có thể dùng rau má để bé uống, mề đay sẽ đỡ hơn
Mẹ có thể dùng rau má để bé uống, mề đay sẽ đỡ hơn
  • Điều trị nổi mề đay ở trẻ em với các bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh nổi mề đay cho bé. Các mẹ có thể áp dụng các điều trị bằng bài thuốc dân gian. Phương pháp này lành tính hơn, an toàn hơn và tuyệt đối không có tác dụng phụ. Một vài loại lá tắm mẹ có thể tham khảo:

    • Tắm bằng nước lá khế: lá khế có tính kháng viêm cao nên khi tắm bằng nước lá khế sẽ giúp da loại bỏ được các vi khuẩn viêm nhiễm da.
    • Tắm bằng cây sài đất: vò nát cây sài đất sau đó đun sôi để nguội tắm mỗi ngày 1 lần cho bé.
    • Chườm lá kinh giới: lá kinh giới rửa sạch, sao vàng sau đó cho vào khăn chườm lên vùng nổi mẩn đỏ. Cách này sẽ làm giảm triệu chứng phát ban, mẩn ngứa cho bé.
    • Uống nước rau má: mỗi ngày 2 ly để thanh nhiệt, giải độc, giảm triệu chứng của bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị nổi mề đay như thế nào?

Em bé bị nổi mề đay cần phải được chăm sóc cẩn thận theo các bước sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị mẩn đỏ, nổi mề đay của bé bằng các sữa tắm đặc trị viêm da như nước tắm thảo dược tự nhiên Diệp An Nhi.
  • Thoa kem dưỡng ẩm để da được bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Mặc quần áo thoải mái để không tạo ma sát lên da

Tham khảo: Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh khỏi?

Bé bị nổi mề đay cần được chăm sóc cẩn thận
Bé bị nổi mề đay cần được chăm sóc cẩn thận

Các biện pháp phòng tránh bệnh nổi mề đay cho trẻ em

Để phòng ngừa bệnh nổi mề đay ở trẻ em các mẹ cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Cho bé mặc quần áo thoải mái có khả năng thấm mồ hôi nhanh chóng
  • Tránh cho bé sử dụng các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
  • Bổ sung trong bữa ăn thường nhật của bé các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để gia tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.

Nổi mề đay ở trẻ em không phải là bệnh ngoài da khó chữa nếu mẹ biết cách. Cập nhật kiến thức về bênh này sẽ giúp mẹ có cách điều trị thích hợp cho con. Chúc bạn nhanh chóng chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này cho con! 

Xem thêm: