fbpx
Diep An Nhi

Những điều bạn chưa biết về rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

20/01/2022 15 Xem

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng phát ban nhiệt, ở các nếp da bé sẽ xuất hiện các mảng mụn nhỏ. Nguyên nhân của rôm sảy đúng như cái tên của nó, là do nhiệt, do cơ thể trẻ quá nóng dẫn đến phát ban. Cách tốt nhất để ngăn ngừa trẻ bị rôm sảy là giữ cho trẻ không bị quá nóng, nếu trẻ nóng bạn cần hạ nhiệt ngay. Tuy nhiên, rôm sảy vẫn có thể xuất hiện mặc dù mẹ đã cố gắng phòng ngừa, lúc này mẹ cần chăm sóc bé đúng cách.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?

Rôm sảy là tình trạng da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn nhỏ khi mồ hôi đổ ra quá nhiều làm tắc lỗ chân lông và không thể thoát ra được. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị rôm sảy nhiều hơn người lớn do lỗ chân lông nhỏ hơn người lớn.

Trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè, những nốt rôm sảy giống như mảng mụn thịt nhỏ, đôi khi là mụn nước nhỏ li ti và có thể có các vết sưng màu đỏ xung quanh.

Vị trí điển hình mà rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Trán, và quanh mặt bé
  • Sau gáy bé
  • Trên da đầu nếu bé thường đội mũ
  • Ngực
  • Khu vực quấn tã hoặc những nơi quần áo mặc chật hơn, cọ xát vào da bé.
  • Các nếp gấp trên da như cổ, bẹn, nách, nếp gấp khuỷu tay và phía sau đầu gối.

Nguyên nhân xuất hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Như đã chia sẻ ở trên, rôm sảy là hiện tượng phát ban do nhiệt lên cao, khi trẻ quá nóng. Vậy nên bất kỳ trường hợp nào khiến trẻ nóng hơn bình thường để có thể gây ra rôm sảy như:

  • Thời tiết nóng ẩm xảy ra vào cuối mùa xuân, khi bắt đầu chuẩn bị sang hè và độ ẩm cao.
  • Thời tiết mùa hè, nhiệt độ quá cao, mồ hôi của bé không thoát kịp dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và xuất hiện rôm sảy.
  • Trẻ mặc quá nhiều quần áo, mồ hôi không thấm kịp. Điều này có thể xảy ra ngay cả trong mùa đông.
  • Khi trẻ bị sốt cao.
  • Khi trẻ vận động quá nhiều, đổ mồ hôi và không kịp thoát hoặc mẹ không kịp lau mồ hôi hoặc hạ nhiệt cho trẻ.

Tác hại của rôm sảy đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rôm sảy không phải là bệnh nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đó có thể là dấu hiệu để người lớn nhận biết rằng trẻ đang quá nóng hoặc mặc quá ấm có thể dẫn đến kiệt sức vì nhiệt hoặc nguy cơ mắc hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh.

Dù không nguy hiểm nhưng mẹ cần chăm sóc trẻ bị rôm sảy đúng cách để bệnh sớm chấm dứt, không nên để kéo dài sẽ gây ra các biến chứng khác nguy hiểm. Đặc biệt vào đợt bùng phát, rôm sảy sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu sẽ quấy khóc, biếng ăn, ngủ không ngon, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Nghiêm trọng hơn khi những hạt mụn nước bị vỡ do trẻ chà xát hoặc gãi có thể bị nhiễm trùng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Mẹ cần để ý cắt móng tay của trẻ, cho trẻ đi bao tay để tránh không cho trẻ gãi khi ngủ.

Rôm sảy là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng đây không phải là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan từ trẻ này sang trẻ khác nên mẹ vẫn có thể yên tâm đưa bé đi lớp trong trường hợp bé bị rôm sảy. Tuy nhiên, môi trường xung quanh bé cần đảm bảo thoáng mát, dễ chịu.

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy

Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy là do nhiệt nên điều quan trọng khi chăm sóc trẻ chính là hạ nhiệt cho trẻ và giữ cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoải mái.

  • Nếu trẻ đang chơi ở ngoài trời nóng và vận động quá nhiều, bạn cần đưa trẻ vào nơi râm mát hoặc phòng có điều hòa nhiệt độ để trẻ nghỉ ngơi.
  • Cho trẻ uống nhiều nước vào mùa hè.
  • Thi thoảng trẻ có thể cần một chút thời gian để khỏa thân cho cơ thể tiếp xúc với không khí.
  • Mặc quần áo cho trẻ rộng rãi, nhẹ nhàng, thoáng khí.
  • Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hàng ngày để hỗ trợ điều trị rôm sảy. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, bạn dùng khăn thấm khô da trẻ thay vì chà xát.
  • Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên thoa bất kỳ thuốc gì lên vùng da phát ban của trẻ.

Đặc trị rôm sảy bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi

Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi không chỉ có các thành phần thảo dược truyền thống như sài đất, kim ngân, ngải cứu… mà còn chứa các hạt nano berberin siêu nhỏ, siêu mịn, bám dính lâu trên da, tăng cường khả năng kháng khuẩn giúp làm dịu vùng da bị rôm sảy của bé một cách nhanh chóng và phòng tránh da bé bị nhiễm khuẩn. Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ có thể sử dụng nước tắm Diệp An Nhi theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Bạn pha nước tắm Diệp An Nhi với nước ấm theo tỉ lệ 4 lần bơm + 0.5 lít nước ấm.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm hoặc miếng bọt biển xoa dung dịch nước tắm đã pha lên vùng da bị rôm sảy của bé liên tục trong 1 – 2 phút.
  • Bước 3: Mẹ pha nước tắm theo tỉ lệ chuẩn: 4 lần bơm + 5 lít nước để tắm cho bé như bình thường.
  • Bước 4: Không cần tráng lại bằng nước, mẹ sử dụng khăn bông mềm thấm khô da bé một cách nhẹ nhàng.

Lưu ý: Không nên sử dụng Diệp An Nhi nguyên chất chưa pha loãng để thoa lên cơ thể bé.

Sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi theo cách trên, bé yêu của bạn sẽ hết rôm sảy chỉ trong 3 -5 ngày. Tuy nhiên, mùa hè trẻ có thể bị phát ban nhiệt tái đi tái lại, mẹ cần duy trì tắm hàng ngày cho bé với Diệp An Nhi để da bé mát mẻ, khỏe mạnh.

Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách tốt nhất để bé nhà bạn không bị rôm sảy là giữ cho trẻ không bị quá nóng. Để làm được điều này, mẹ chỉ cần nhớ một vài lưu ý sau:

  • Thường xuyên kiểm tra cơ thể bé nóng hay lạnh, có đổ mồ hôi hay không, bé đang cảm thấy dễ chịu hay mệt mỏi. Nếu mẹ thấy mồ hôi trên da bé thì cần cởi bớt áo (nếu bé mặc nhiều lớp áo) và dùng khăn sữa mềm để lau, thấm mồ hôi cho bé. Tốt nhất mẹ nên thay cho bé chiếc áo khác, tránh để mồ hôi thấm ngược vào cơ thể sẽ khiến bé không những bị rôm sảy mà còn dễ bị viêm phổi.
  • Tắm cho bé hàng ngày với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ, mát mẻ để phòng ngừa rôm sảy.
  • Trong những ngày hè nắng nóng, bạn nên để trẻ chơi ở khu vực có bóng râm mát mẻ hoặc để trẻ ở trong không gian có điều hòa không khí hoặc quạt mát.
  • Đảm bảo cơ thể trẻ luôn được cung cấp đủ nước. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho bé bú mà không cần uống nước. Tuy nhiên, mẹ hãy để bé bú bất kỳ lúc nào bé thấy khát và có nhu cầu. Với trẻ đã ăn dặm, mẹ cần nhớ bổ sung nước cho bé thường xuyên.
  • Vào mùa hè, mẹ mặc cho bé quần áo rộng rãi thoáng mát từ các loại vải tự nhiên, vải cotton thấm hút tốt. Còn mùa đông mẹ không nên mặc quần áo cho bé quá chật và nên mặc nhiều lớp để dễ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng tã và các khu vực có nếp gấp như cổ, bẹn, nách của bé bởi đây là vùng da thường xuyên bị ẩm ướt, dễ đọng lại mồ hôi, nước tiểu sẽ làm cho tình trạng rôm sảy ở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không sử dụng phấn rôm cho trẻ. Đây có lẽ là sai lầm của nhiều thế hệ cha mẹ trước đây bởi phấn rôm không làm cho trẻ hết rôm sảy, thậm chí còn làm bít lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát được và rôm sảy phát triển mạnh hơn.
  • Mùa hè trời nóng vào ban đêm, bạn có thể sử dụng điều hòa hoặc quạt nhưng không nên chĩa trực tiếp vào trẻ, tránh trẻ bị lạnh khi ngủ. Bạn cũng nên chú ý để ý xem ban đêm trẻ có bị đổ mồ hôi không để lau kịp thời, tránh trẻ bị rôm sảy cũng như bị viêm phế quản.

Có cần đưa trẻ tới bác sĩ khi bị rôm sảy hay không

Tốt nhất bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ nếu thấy có bất kỳ điều gì bất thường trên cơ thể. Việc thăm khám còn để chắc chắn rằng bé không bị bệnh gì khác ngoài rôm sảy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhất định bạn cần trợ giúp y tế như:

  • Khu vực da bị phát ban không đỡ sau khi tự chăm sóc tại nhà, thậm chí càng ngày càng nặng hơn.
  • Bé bị sốt.
  • Các nốt phát ban bị nhiễm trùng, sưng, đỏ, chảy mủ…
  • Bé bị rôm sảy quá lâu.

 

Xem thêm: