Rôm sảy là bệnh ngoài da lành tính thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Rôm sảy có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé và khiến bé quấy khóc nếu mắc phải.
Tỷ lệ rôm sảy ở trẻ sơ sinh luôn ở mức cao do tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn thiện hơn so với trẻ lớn và người lớn.
Tìm hiểu thêm về rôm sảy ở trẻ sơ sinh và các cách điều trị hiệu quả cho mẹ trong bài viết dưới đây.
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh (tiếng anh là Heat rash) là một tình trạng phát ban nhiệt trên da ở trẻ nhỏ. Tình trạng rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết nóng và ẩm ướt. Rôm sảy không gây đau đớn nhưng lại thường xuyên gây ngứa ngáy, khó chịu.
Tình trạng ngứa trên da sẽ nặng hơn thường về đêm và ban sáng. Trẻ sơ sinh thường có tỷ lệ mắc rôm sảy cao hơn so với trẻ lớn và người lớn do tuyến mồ hôi của bé vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Rôm sảy là bệnh ngoài da lành tính. Rôm sảy có thể tự hết nếu thời tiết mát hơn hoặc nhờ một vài hỗ trợ nhỏ để giúp cơ thể mát từ bên trong.
Tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc da hợp lý thì rôm sảy có thể chuyển biến nặng hơn thành viêm nang lông hoặc nhọt. Bé con cũng có thể bị nhiễm trùng do rôm sảy nếu không được điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy ở mặt, cổ, lưng, ngực, tay chân và các vùng quấn tã. Đây là những khu vực mọc rôm nhiều nhất trên cơ thể bé. Bé bị rôm sảy ở lưng thường xuất hiện là những nốt mẩn đỏ nhỏ như đầu kim, có hình tròn và lấm tấm lan khắp lưng. Đầu rôm có mụn nước, đỏ ở xung quanh.
Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và hay nóng rát. Khi bị nổi rôm bé thường hay gãi ngứa để làm dịu đi cơn khó chịu trong người. Việc gãi ngứa dễ làm da bị lở và gây viêm nhiễm khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, các biểu hiện của rôm sảy là ngứa, ngứa ran hoặc đau “kim châm”. Các bé sẽ chưa thể nói được bé cảm thấy thế nào nên khi bé tỏ ra cáu kỉnh hay bồn chồn, khó ngủ, trằn trọc hay gắt gỏng bất thường cũng có thể là bé đang bị rôm sảy.
Có 3 dạng rôm sảy thường gặp ở cả người lớn và trẻ em:
Mỗi dạng rôm sảy lại có những triệu chứng khác nhau. Các mẹ có thể nhận biết từng loại thông qua bảng dấu hiệu dưới đây:
Dạng rôm sảy | Biểu hiện |
Rôm sảy dạng tinh thể (miliaria crystalina) | Các mụn nước nông ở bề mặt da. Thường xảy ra do sốt cao. Không để lại sẹo sau khi khỏi. |
Rôm đỏ ((heat rash hay prickly heat) | Thường bị ở lưng, thân người, cổ, gáy, các vùng mặc tã hoặc các vùng quần áo cọ xát vào người hoặc các vùng có nếp gấp. Rôm đỏ hay bị biến chứng bội nhiễm hơn cả thành chốc lở, viêm nang lông, nhọt do nhiễm tụ cầu vàng. |
Rôm sâu (miliaria profunda) | Thường xảy ra sau khi rôm sảy đỏ bị đi bị lại nhiều lần. Thương tổn là các nốt sần 1-3 mm, màu nhạt, cứng. Rôm sâu tuy không gây ngứa ngáy hay khó chịu nhưng có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi. |
Tại sao bé bị rôm sảy? Bé bị rôm sẩy chủ yếu do nóng mà thành. Nhiệt độ nóng khiến cơ thể điều nhiệt bằng cách tiết ra mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể. Khi mồ hôi tiết quá nhiều, các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm mồ hôi bị ứ đọng trong tuyến ống bài tiết mồ hôi ở dưới da hoặc ống tuyến bị vỡ gây nên rôm sảy.
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn thường xuất hiện vào mùa hè. Thời tiết nóng nực, oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều.
Ở trẻ sơ sinh hệ thống tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển toàn diện nên tình trạng rôm sảy ở trẻ em lại thường gặp hơn nhiều so với ở người lớn.
Hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh vào mùa đông hoặc khi trời mát mẻ xảy ra do các bậc cha mẹ quá cẩn thận mặc nhiều quấn áo, quấn tã lót quá chắt cho bé, khiến bé bị nóng và đổ mồ hôi. Thân nhiệt của trẻ con cũng thường cao hơn người lớn nên đó cũng là nguyên nhân mà trẻ bị nổi rôm sảy nhiều hơn so với người trưởng thành.’
Phản ứng đầu tiên khi bé bị rôm là gãi ngứa. Việc gãi ngứa có thể làm dịu đi sự khó chịu và bức bối bước đầu nhưng thật ra lại gây nên những biến chứng khôn lường.
Gãi có thể làm da bé bị xước, chốc lở, biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng. Vì thế khi bé ngứa do rôm mẹ nên xoa nhẹ để cho con đỡ ngứa, không nên gãi, hay giết rôm.
Giúp cho cơ thể bé được mát mẻ, thoáng khí và hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da. Một số biện pháp chăm sóc da cho bé bị rôm sảy mà mẹ có thể học và làm theo:
Mẹ cũng có thể trị rôm sảy cho bé bằng các loại thuốc đặc hiệu. Các hãng dược hiện nay đã nghiên cứu và điều chế rất nhiều loại kem trị rôm sảy cho bé vô cùng hiệu quả.
Mẹ có thể tham khảo bài viết: Xếp hạng 5 kem trị rôm sảy cho bé tốt nhất hiện nay để tìm kiếm một loại kem trị rôm tốt nhất cho da bé nhà mình.
Trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng nước lá cũng là một cách điều trị ưa thích của các bà, các mẹ ở nông thôn khi môi trường luôn sẵn các loại lá tắm cho bé. Vậy trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? Kinh giới, dâu tằm, rau sam, chè xanh, sài đất…là những loại lá tắm có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy của con.
Tham khảo chi tiết bài viết ” Rôm sảy tắm lá gì? top 10 loại lá tắm mẹ nên biết” để mẹ có thêm công thức áp dụng với từng loại lá.
Đơn giản nhất và hiệu quả nhất để trị rôm sảy ở trẻ là phòng ngừa trước khi bệnh xảy ra. Mẹ có thể lưu những cách ngăn ngừa rôm ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là mẹo chữa Rôm sảy ở trẻ sơ sinh mà Diệp An Nhi mách mẹ:
Đối với tình trạng rôm sảy của bé kéo dài ngày (từ 3 ngày trở lên, diễn biến ngày càng nặng khi mẹ đã dùng mọi cách để giảm bớt tình trạng rôm trên da bé) hãy đưa con đến bệnh viên hoặc gọi cho bác sĩ nhi khoa. Mẹ cần chú ý về mụn mủ và sưng tấy nếu bé có biểu hiện này, đây có thể là dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm khuẩn do trẻ gãi. Hãy xin lời khuyên từ bác sĩ và được kê đơn thuốc riêng biệt.
Một điều nữa mẹ cũng cần lưu ý là sốt cũng có thể gây nên tình trang rôm sảy vì thế nếu bé sốt mẹ vẫn cần tìm hiểu những nguyên nhân và liên hệ với bác sĩ của con mình.
Bài viết trên đây tổng hợp tất cả những vấn đề mẹ cần biết về rôm sảy ở trẻ sơ sinh và cách điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh chóng. Chia sẻ với chúng tôi tình trạng của da bé khi bị rôm để các mẹ khác có thể lưu ý và tìm cách phòng tránh phù hợp cho con nhé. Diệp An Nhi luôn hy vọng bé có một làn da khoẻ mạnh đến từng mi li để thoả sức khôn lớn!