fbpx
Diep An Nhi

Trẻ bị mụn nhọt ở đầu có nguy hiểm không?

18/11/2020 63 Xem

Nếu trẻ có các nốt mụn mủ sưng tấy ở đầu, các mẹ đừng chủ quan mà cần phải có biện pháp chữa trị ngay cho bé. Mụn nhọt ở đầu trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng. Vậy trẻ bị mụn nhọt ở đầu có nguy hiểm không? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Diệp An Nhi đi tìm câu trả lời nhé!

Nguyên nhân và biểu hiện của mụn nhọt ở đầu trẻ

Nguyên nhân và biểu hiện của mụn nhọt ở đầu trẻ
Nguyên nhân và biểu hiện của mụn nhọt ở đầu trẻ

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến trẻ bị mụn nhọt ở đầu chính là do vi khuẩn. Khi thời tiết nắng nóng, đầu là bộ phận dễ đổ mồ hôi và hay cọ xát với gối, quần áo người lớn.

Chính vì vậy đây là vị trí yêu thích của vi khuẩn để xâm nhập, tấn công trẻ tạo nên mụn nhọt.

Chỉ cần vận động nhiều hoặc nằm ngủ lâu cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi, ướt đẫm tóc.

Nếu không vệ sinh hoặc lau khô mồ hôi kịp thời thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển tại vị trí này.

Ngoài ra nguyên nhân còn có thể do thức ăn cho trẻ không phù hợp. Có thể cho trẻ ăn hoặc bổ sung thêm sữa ngoài.

Hoặc thực đơn ăn của trẻ chưa phù hợp, nhiều đồ ngọt khiến bé bị dị ứng, nóng trong người khiến mụn hình thành.

Bị dị ứng một số các chất có trong dầu gội, sữa tắm, phấn rôm, phấn hoa cũng là nguyên nhân gây mụn trên đầu trẻ.

Biểu hiện

Dấu hiệu của mụn nhọt thường được nhận biết là dưới da đầu của trẻ xuất hiện những vết sưng màu hồng  hoặc đỏ, gây đau. Vùng da xung quanh có thể đỏ và sưng lên.

Trong vài ngày vết sưng có nhiều mủ, phát triển do dần và gây đau nhiều hơn. Khi phát triển đến mức cực đại, mụn nhọt xuất hiện đầu nhân trắng, vỡ mủ ra và chảy nước.

Tác hại của mụn nhọt ở đầu trẻ

Mụn nhọt nhỏ và được xử lý kịp thời sẽ không làm ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến trẻ, những nốt mụn có thể biến mất dễ dàng.

Tuy nhiên nếu bố mẹ chủ quan và lơ là hiện tượng mụn nhọt ở đầu của bé, sẽ khiến bé bị mụn nặng hơn và phải đối mặt với nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe.

Mụn nhọt ở trên đầu sẽ đem lại cho bé cảm giác khó chịu, đau đớn, kêu khóc, bỏ ăn, ngủ chập chờn hoặc khó ngủ.

Khi mụn sưng tấy, mưng mủ sẽ gây viêm da, thậm chí là sốt cao, nhiễm trùng máu hết sức nguy hiểm.

Nhọt trên đầu thường là do tụ cầu khuẩn (hay gặp nhất là tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus), có thể xuất hiện một hoặc nhiều cái, mọc riêng lẻ hoặc từng chùm phụ thuộc vào vi khuẩn gây bệnh.

Tùy theo tổn thương, mụn nhọt sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau: to bằng hạt chanh, hạt bắp, trái chanh hoặc có thể bằng trái táo (áp xe nguyên một khối cơ).

Khi cơ thể trẻ đề kháng tốt, những vi khuẩn chỉ khu trú trong mụn nhọt. Nhưng nếu sức đề kháng yếu vi khuẩn sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Lúc đó trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao 39-40 độ C.

Lúc này nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc bùng phát, trẻ còn có thể bị sốc do độc tố vi khuẩn.

Không ít trường hợp trẻ bị nhiễm trùng huyết, sau đó vi khuẩn đi vào màng não.

Nếu phát hiện và điều trị trễ, trẻ có thể bị mắc các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp xe phổi… Khi trẻ bị sốt thì cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa mụn nhọt ở trên đầu trẻ

+ Luôn đảm bảo vệ sinh cho bé: Trẻ em có làn da mỏng manh nên bạn cần luôn chú ý tắm rửa sạch bằng các sản phẩm tắm dịu nhẹ như nước tắm thảo dược Diệp An Nhi.

Diệp An Nhi vừa có tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, kháng viêm vừa làm dịu các tổn thương trên da bé khi bị bệnh. Thường xuyên lặp lại việc này hàng ngày, gội đầu hoặc dùng khăn ấm có nhúng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để lau sạch da đầu cho bé hay đổ nhiều mồ hôi.

+ Làm sạch nhà cửa, nơi sống của bé: Chăn đệm, đồ chơi hàng ngày, đồ dùng xung quanh bám bụi bẩn cũng làm cho bé dễ bị nhiễm khuẩn sinh ra mụn nhọt. Bố mẹ cần chú ý lau chùi, rửa sạch đồ chơi của bé khi dùng xong bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước muối.

Nhanh chóng khử trùng, rửa sạch nếu da đầu bé bị trầy xước, dính bẩn để vi khuẩn không xâm lấn vào nang lông.

+ Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé, bố mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ cho bé bú thời gian càng lâu càng tốt, không nên cai sữa cho bé sớm.

Không nên dùng các loại lá đắp trực tiếp lên u nhọt đã vỡ, khiến mụn càng viêm loét nặng thêm.

+ Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh tươi. Ngoài mụn nhọt trên đầu, bố mẹ cũng nên để ý các vị trí khác như: ở mi mắt, sau gáy, mặt, lưng… để có hướng điều trị cho bé sớm trước khi lây lan rộng ra.

 

Xem thêm: