fbpx
Diep An Nhi

Những kiểu tiếp xúc thế nào có thể bị lây nấm lưỡi từ người bệnh?

16/01/2023 22 Xem

Nấm lưỡi  hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi là bệnh lý mạn tính do các vi nấm gây ra, chủ yếu là Candida albicans. Khi hệ miễn dịch cơ thể tốt, nấm này sống trong miệng người không gây hại nhưng khi hệ miễn dịch yếu, nấm này sẽ phát triển mất kiểm soát. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, nấm lưỡi gây khó chịu, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú, lười ăn, khó ngủ,… Nấm lưỡi có lây hay không? Những kiểu tiếp xúc nào làm lây bệnh nấm lưỡi? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nấm lưỡi có bị lây không?

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng xuất hiện các mảng bám trắng khó làm sạch trên lưỡi, do nấm Candida Albicans gây ra – là loại nấm có khả năng lây lan mạnh.

Theo các chuyên gia, bệnh nấm lưỡi CÓ THỂ LÂY LAN sang những bộ phận khác trên cơ thể trẻ hoặc từ trẻ lây sang người khác tiếp xúc thân mật với trẻ bị nhiễm nấm.

Những kiểu tiếp xúc làm lây bệnh nấm lưỡi

Nấm lưỡi thường gặp với những kiểu tiếp xúc sau
Nấm lưỡi thường gặp với những kiểu tiếp xúc sau

Trẻ bị nấm lưỡi khi lưỡi trẻ tiếp xúc với bào tử nấm theo các cách:

  • Khi tiếp xúc thân mật như hôn, nấm lưỡi có thể truyền từ miệng người này sang miệng người khác nếu sức đề kháng cơ thể yếu.
  • Khi dùng chung đồ vật: bình sữa, núm vú giả, cốc, đồ chơi, thìa,… từ những trẻ bị nấm lưỡi.
  • Khi mẹ bị nấm vú có thể lây sang trẻ nếu bú mẹ, hoặc ngược lại, trẻ bị nấm lưỡi cũng có thể truyền sang đầu ti mẹ khi bú.
  • Trong quá trình mang thai sinh nở, mẹ bị nấm âm đạo có thể truyền sang con.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ đã lây bệnh nấm lưỡi

Mảng bám trắng là dấu hiệu nhiễm nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Mảng bám trắng là dấu hiệu nhiễm nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn đầu, bệnh nấm lưỡi ít có biểu hiện cụ thể, trẻ chỉ cảm thấy nóng rát, khó chịu vùng lưỡi. Nhưng khi bệnh phát triển nặng, trẻ có những biểu hiện rõ ràng:

  • Trên bề mặt niêm mạc lưỡi xuất hiện các mảng màu trắng sữa, khó làm sạch. Sau đó chuyển thành màu vàng như phomai, màu xanh có khi màu đen.
  • Đôi khi trẻ bị chảy máu lưỡi khi tiếp xúc với dụng cụ khám lưỡi.
  • Nấm lưỡi gây hôi miệng.
  • Trẻ bị nấm lưỡi khiến trẻ không có cảm giác ăn uống, khó chịu quấy khóc liên tục, bỏ ăn bỏ bú có thể sốt nhẹ.
  • Đầu lưỡi đỏ, lưỡi trẻ loang lổ như bản đồ.
  • Trẻ bú mẹ khiến mẹ bị nhiễm nấm đầu ti đỏ, ngứa, nứt da gây đau rát mỗi khi cho con bú.

Cách phòng ngừa bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Hạn chế dùng chung đồ:

Để tránh nhiễm nấm chéo từ trẻ với người xung quanh và giữa các trẻ, ngăn chặn nấm lưỡi tái phát nhiều lần, khó trị dứt điểm.

Tránh tiếp xúc thân mật với trẻ như hôn, đặc biệt người lạ.

Vệ sinh lưỡi, miệng cho trẻ 2 lần/ngày bằng gạc rơ lưỡi. Các mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi để làm sạch cặn sữa, hỗ trợ đẩy lùi bệnh nấm lưỡi ở trẻ, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của bệnh.

Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng: tăng đề kháng, tạp hệ miễn dịch tốt cho cơ thể chống sự phát triển của vi nấm. Mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày cùng các chất dinh dưỡng cần thiết: chất đạm, khoáng chất, tinh bột, chất béo,… Đặc biệt bổ sung vitamin và chất xơ cho trẻ từ hoa quả và rau xanh tạo hệ miễn dịch tốt nhất.

Phụ nữ mang thai bị nấm âm đạo có thể lây sang con gây nấm mắt, nấm lưỡi,.. cần điều trị nấm âm đạo trước khi mang thai.

Không tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh, corticoid khi chưa có sự kê đơn của bác sĩ.

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ mắc nấm lưỡi

Khi chăm sóc trẻ

  • Trước khi bôi thuốc hoặc vệ sinh miệng cho trẻ cần rửa tay sạch sẽ.
  • Không hôn lên miệng trẻ.
  • Mẹ cần vệ sinh ngực trước và sau khi cho trẻ bú.
  • Các vật dụng sinh hoạt , đồ chơi của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ.
  • Rơ miệng đúng cách sẽ khiến trẻ dễ chịu, ít quấy khóc, làm sạch nấm.
  • Nên rơ miệng cho trẻ lúc đói, dạ dày rỗng để tránh nôn.
  • Trước khi rơ miệng cần vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Khi rơ thuốc, do nấm xuất hiện nhiều vị trí nên rơ từ hai bên má, xuống các vùng khác ở vòm. miệng cuối cùng đến lưỡi, nên rơ từ trong ra ngoài giúp trẻ ít khó chịu, giảm cảm giác buồn nôn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nấm lưỡi

Trẻ bị nấm lưỡi kiêng ăn thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy,..; hải sản (tôm, cua, ghẹ,…) dễ gây dị ứng tăng cảm giác ngứa ngáy; đồ cay nóng (tỏi, hành, ớt,..) làm vết loét ở miệng nặng hơn.

Trẻ nên ăn sữa chua, thực phẩm giàu vitamin C (rau ngót, chanh tươi, cam, quýt,…) giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.

Diệp An Nhi – Gạc rơ lưỡi thảo mộc hỗ trợ đẩy lùi bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi mỗi gạc được tẩm dung dịch chứa rau ngót, cúc la mã, trà xanh, keo ong, xylitol, natri bicarbonat, glycerin, acid boric.

Rau ngót: giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn tiêu viêm.

Chè xanh: có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch mảng bám hiệu quả giảm hôi miệng cho hơi thở thơm mát, giúp làm sạch khoang miệng, giảm trớ ở trẻ.

Cúc la mã: có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu viêm sưng, khó chịu khi mọc răng ở trẻ.

Keo ong: như một kháng sinh chống lại vi khuẩn, chống viêm và hỗ trợ phục hồi các tế bào tổn thương giúp khoang miệng khỏe mạnh.

Natri bicarbonate: duy trì pH hạn chế sự phát triển và diệt vi khuẩn ưa acid và nấm Candida albican.

Xylitol giúp làm trơn niêm mạc, ngăn vi khuẩn bám dính, ngăn ngừa mảng bám, cặn sữa trên lưỡi.

 

Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi - gạc rơ lưỡi được các bà mẹ bỉm sửa khuyên dùng
Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi – gạc rơ lưỡi được các bà mẹ bỉm sửa khuyên dùng

Vì vậy, gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi giúp phòng chống những bệnh về răng miệng như nấm miệng, tưa lưỡi, viêm nướu,…; giúp nướu khỏe, xoa dịu và làm giảm triệu chứng đau nướu khi trẻ mọc răng; giúp chống sâu răng, giảm hôi miệng.

Gạc rơ lưỡi thảo mộc Diệp An Nhi dùng vệ sinh răng miệng hàng ngày cho mọi đối tượng kể cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Sản phẩm chỉ sử dụng một lần, bằng cách cho ngón tay vào miệng gạc sau đó lau nhẹ nhàng lên nướu, lưỡi, răng và hai bên má.

Các mẹ có thể lựa chọn gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi để vệ sinh khoang miệng cho trẻ, hỗ trợ đẩy lùi bệnh nấm lưỡi, ngăn ngừa phát triển của vi nấm.

Xem thêm: