fbpx
Diep An Nhi

Mách mẹ mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả 

03/12/2021 39 Xem

Trẻ sơ sinh bị ho cũng là tình trạng bệnh phổ biến. Có nhiều những cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và được áp dụng. Tuy nhiên khi trị ho cho trẻ sơ sinh mẹ nên lưu ý rằng phần lớn nguyên nhân gây ho không phải nhiễm khuẩn và không được tự ý sử dụng kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc sớm ở trẻ ảnh hưởng đến tương lai sau này.

Vì sao trẻ sơ sinh bị ho?

Ho là một phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể và phản ánh tình trạng sức khoẻ cơ thể có vấn đề. Tuy nhiên đây không phải là tình trạng quá đáng ngại ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn. 

Ở tình trạng sinh lý bình thường ho thậm chí còn có lợi. Bằng sự thở ra rất mạnh ho làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp và giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt hơn. 

Nguyên nhân khi trẻ sơ sinh bị ho thường là do lạnh khi nhiệt độ thay đổi. Ho khan là bệnh thường gặp nhất ở bé. Bé ho khi thanh quản bị viêm và đây cũng là phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Điều này gây nên hiện tượng trẻ thở khò khè khi ngủ vào ban đêm. Trẻ thở khò khè nguyên nhân là do đường thở của trẻ bị tăng tiết dịch nhầy (đờm) khi đường thở bị nhiễm khuẩn hoặc virus xâm nhập hay có vật nào đó mắc trong khí quan của bé. 

Nếu bé đột ngột ho mạnh cũng có thể là do sặc nước hoặc thức ăn. Thức ăn khi trẻ bị sặc sẽ xuống nhầm đường hô hấp thay vì thực quản. Hiện tượng ho lúc này để đẩy mạnh những gì mắc trong khí quản ra ngoài.

Ho thường có nhiều mức độ khác nhau. Đối với trẻ khi cảm lạnh thường đi cùng với các triệu chứng như sổ mũi, sốt, ho kèm đờm đặc. Lúc này có thể bé đang bị viêm phổi, viêm họng hoặc viêm phế quản, hoặc dị ứng. Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.

Nguyên nhân khi trẻ sơ sinh bị ho thường là do lạnh khi nhiệt độ thay đổi
Nguyên nhân khi trẻ sơ sinh bị ho thường là do lạnh khi nhiệt độ thay đổi

Mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ nên áp dụng các biện pháp để tăng sức đề kháng cho trẻ đầu tiên thay vì cho trẻ uống thuốc. Nếu tự ý sử dụng kháng sinh có thể khiến cho bé bị nhờn gây ảnh hưởng không tốt sau này.

Đối với trẻ sơ sinh đang trong thời gian bú mẹ, thì mẹo trị ho duy nhất là tăng sức đề kháng cho bé bằng sữa mẹ. Mẹ nên cho bé ăn ngủ đủ giấc, ngoài ra mẹ nên bổ sung dinh dưỡng, các loại vitamin A, B, C từ trái cây để tăng thêm đề kháng cho sữa mẹ.

Khi bé ho nhiều và khó chịu mẹ nên vỗ rung long đờm cho bé yêu. Mẹ khum bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng bé (phần giữa 2 bả vai) nhịp nhàng, liên tục. Mẹ nên để bé ngồi hoặc nằm với tư thế đầu hơi chốc xuống. Sau khi vỗ bé sẽ được kích thích ho nhiều và nôn khạc đờm. Nên thực hiện trước khi bé ăn và làm buổi sáng khi bé vừa ngủ dậy. 

Khi bé ho nhiều và khó chịu mẹ nên vỗ rung long đờm cho bé yêu
Khi bé ho nhiều và khó chịu mẹ nên vỗ rung long đờm cho bé yêu

Massage bàn chân cho bé yêu bằng tinh dầu. Đây cũng là một cách để giúp cơ thể bé khỏi nhiễm lạnh. Xoa nhẹ gan bàn chân cho bé sau khi ma sát hay bàn tay với nhau để có độ ấm. Xoa nhẹ nhàng theo chiều từ gót đến ngón chân. Điều này sẽ giúp đả thông các huyệt tốt cho bé khi bé bị nhiễm lạnh.

Mẹ thực hiện cả 3 điều từ chế độ ăn ngủ, massage và vỗ lưng cho bé đều đặn thì tình trạng ho của bé sẽ cải thiện và biến mất sau 7 – 10 ngày. 

Các mẹo dân gian trị ho cho trẻ

Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm và trải nghiệm được nhiều món ăn, nhiều loại thực phẩm khác nhau mẹ có thể áp dụng các món ăn để cải thiện tình trạng ho, cảm ở bé. Một số bài thuốc dân gian mẹ có thể áp dụng lúc này:

  • Quất hồng bì ngâm đường phèn: pha cho bé uống vào buổi sáng mỗi ngày 1 cốc.
  • Lá hẹ hấp đường phèn: hấp cách thuỷ cho bé từ 2 -3 lần/ ngày.
  • Quất hấp mật ong.
  • Trị ho bằng nước gừng pha với đường phèn.
Mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh: Dùng quất hấp mật ong
Mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh: Dùng quất hấp mật ong

Có rất nhiều mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh khác nhau mà mẹ có thể sử dụng. Điều quan trọng là khi bé bị ho mẹ cần phải vệ sinh đường miệng, mũi cho bé và tăng sức đề kháng cho con là quan trọng nhất. Mẹ có thể thử nhiều cách khác nhau cho bé và nếu cảm thấy tình trạng ho khan ở con mãi không khỏi, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để có sự chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Xem thêm: