Mụn cóc ở trẻ thường được xếp là một trong các bệnh lành tính nhưng khi xuất hiện cũng gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu bé yêu chẳng may bị mụn cóc, các mẹ nên làm thế nào để trị dứt điểm cho con? Cùng Diệp An Chi tìm hiểu chi tiết về mụn cóc ở trẻ em và cách trị hiệu quả không để lại sẹo cho bé ngay dưới đây.
Mụn cóc là những đốm cứng, nhám, mang màu sắc của da và đóng vảy trên bề mặt. Số lượng và kích thước khác nhau của các mụn cóc sẽ hình thành ở những nơi da bị tổn thương. Mụn cóc có thể nổi lên ở nơi nào bất kỳ trên da, nhưng đối với trẻ em thường nổi lên ở bàn tay và đầu gối.
Mụn cóc nói chung là sự phát triển vô hại trên da. Chúng rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/5 trẻ em và trẻ sơ sinh. Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da hoặc niêm mạc (ví dụ như miệng, bộ phận sinh dục). Tuy nhiên, chúng thường được tìm thấy nhiều nhất trên bàn tay, ngón tay, bàn chân và mặt.
Mụn cóc có thể lây lan cho người khác, thường là do da tiếp da với người khác. Gãi có thể dẫn đến lây lan mụn cóc trên vùng da khác của trẻ. Mụn cóc cũng có thể lây lan gián tiếp qua bể bơi hoặc vòi hoa sen công cộng, đặc biệt nếu con bạn đi chân trần và chúng có vết xước hoặc vết cắt. Nên mang dép ở các hồ bơi công cộng và phòng tắm. Mụn cóc là những nốt sần nhỏ, chắc trên da do vi rút thuộc họ vi rút u nhú ở người (virus HPV) gây ra.
Dưới đây là các loại mụn cóc mà trẻ em có thể mắc phải:
Loại mụn cóc | Đặc điểm |
Mụn cóc thông thường |
|
Mụn cóc lòng bàn chân |
|
Mụn cóc dạng Filiform |
|
Cha mẹ của trẻ hoàn toàn có thể không cần can thiệp đến tình trạng mụn cóc của con mình bởi theo các chuyên gia da liễu, khoảng 60% mụn cóc sẽ tự biến mất trong tối đa 2 năm sau đó. Ngay cả khi điều trị, để có thể điều trị dứt điểm tình trạng mụn cóc cũng có thể mất tới vài tháng.
Trừ khi mụn cóc xuất hiện trên mặt của con trẻ, hãy bắt đầu bằng các loại thuốc trị mụn theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Liều lượng, thời gian uống… của các loại thuốc này cũng được ghi đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Nói chung, để điều trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên thực hiện theo các bước như sau:
Nếu tình trạng mụn cóc của bé ngày càng nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm và liên tục tái phát, hãy đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hoặc giới thiệu đến bác sĩ da liễu khác. Họ có thể kê đơn thuốc trị mụn cóc mạnh hơn hoặc thuốc kích thích hệ thống miễn dịch chống lại vi rút. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp làm lạnh và cạo sạch mụn.
Cha mẹ của những trẻ bị mụn cóc có thể cân nhắc gọi cho các bác sĩ da liễu hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị mụn cóc trong những trường hợp sau:
Mặc dù không có phương pháp nào đặc hiệu để ngăn ngừa mụn cóc, tuy nhiên cha mẹ của trẻ hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo sau đây để có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus gây ra mụn cóc ở trẻ. Cụ thể:
Mụn cóc ở trẻ là bệnh lành tính và hầu hết tự khỏi vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ để có phương án xử lý phù hợp giúp bé nhanh khỏi hoăc ngừa mụn xuất hiện lần nữa. Hi vọng với những thông tin trên hữu ích với các mẹ trong điều trị cho bé comment cho Diệp An Chi nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào nhé!