fbpx
Diep An Nhi

7 Tips chăm sóc trẻ sơ sinh sau vài tuần đầu tiên

14/05/2021 24 Xem

Với lần đầu làm mẹ bạn bối rối không biết nên chăm sóc em bé như thế nào để bé cảm thấy thoải mái? Theo dõi ngay 7 kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau vài tuần đầu tiên trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất.

Chọn một bác sĩ để tái khám

Nếu mẹ sinh mổ hay sinh thường thì bé đều sẽ được kiểm tra sau khi bé được 3 – 5 ngày tuổi và  7 – 14 ngày tuổi. Ngay sau khi xuất viện mẹ nên lựa chọn một phòng khám hoặc nơi khám thường xuyên cho bé. Tốt nhất là mẹ nên lựa chọn bác sĩ chuyên khoa nhi. Mẹ có thể khám tại các phòng khám nhi tư nhân, phòng khám công tại bệnh viện hoặc dịch vụ. Điều quan trọng là cần tìm một bác sĩ có chuyên môn tốt để có thể có được sự tư vấn tốt nhất.

Tắm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khi mới ra đời, trong vài tuần đầu tiên bé chỉ cần được tắm một hoặc hai lần 1 tuần. Mẹ có thể tắm ngay cả khi dây rốn của bé vẫn chưa khô và rụng đi. Mẹ nên tắm cho em bé ở một phòng kín có nhiệt độ ấm áp vừa phải. Nước tắm pha cho em bé cũng cần có nhiệt độ thích hợp.

Mẹ tham khảo chi tiết bài viết: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

Tắm cho bé mẹ cũng cần phải chuẩn bị sẵn khăn tắm, sữa tắm, tã và quần áo trước khi bắt đầu. Thường việc tắm cho bé sẽ dễ dàng hơn nếu có hai người cùng làm.

Sau khi tắm mẹ có thể để da bé tự khô sau đó có thể quấn tã cho em
Sau khi tắm mẹ có thể để da bé tự khô sau đó có thể quấn tã cho em

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh – tắm bé: 

  • Đổ đầy nước vào bồn rửa hoặc bồn tắm sao cho cảm giác ấm khuỷu tay của bạn một cách thoải mái, nhưng không nóng. Cho nước vào đủ để đắp cho bé để bé không bị lạnh. Nhẹ nhàng thả bé xuống nước, ôm bé vào tay bạn một cách an toàn.
  • Có một vài cách để mẹ có thể tắm cho bé. Để đầu của bé tựa vào khuỷu tay hoặc trên cẳng tay của bạn để giữ cố định bé. Hoặc mẹ cũng có thể đỡ đầu bé trong tay và để cơ thể bé nằm trong bồn, chậu tắm.
  • Chỉ rửa mặt và mắt cho bé bằng nước, không dùng xà phòng. Mẹ có thể sử dụng nước tắm thảo dược dành cho trẻ em như Diệp An Nhi để bé cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ cũng có thể gội đầu cho trẻ sau khi tắm cho trẻ. Quấn bé trong một chiếc khăn ấm, mềm và khô để giúp giữ ấm cho con.
  • Luôn đảm bảo lau khô rốn, da và tóc của bé sau khi tắm xong.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh: Da bé khô

Nhiều trẻ sơ sinh có một số vùng da khô sẽ tự khỏi. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ sơ sinh thường không cần thêm kem dưỡng da trên da. Một số trẻ sơ sinh có da rất khô và nứt nẻ, đặc biệt là quanh mắt cá chân và bàn tay. Mẹ có thể thoa dầu ô liu, Vaseline hoặc thuốc mỡ dành cho trẻ em lên những vùng đó.

Nếu mẹ muốn sử dụng kem dưỡng da, hãy chọn loại không có nước hoa hoặc thuốc nhuộm và an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Nước tắm và xà phòng làm khô da của trẻ, vì vậy không nên tắm cho trẻ quá thường xuyên và chỉ dùng một lượng nhỏ xà phòng trên da của trẻ. Hoặc tốt nhất mẹ có thể sử dụng loại sữa tắm nào có khả năng không gây khô da, giữ ẩm và an toàn cho da bé như Diệp An Nhi.

Móng tay

Một trong những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý là móng tay của con. Móng tay của em bé sẽ nhanh dài, nhưng cũng có thể rất sắc và làm xước mặt em. Dùng dũa móng tay hoặc bảng nhám để cắt ngắn và làm mịn móng cho con. Đây là phương pháp an toàn nhất khi cắt móng tay cho em bé. Một lựa chọn khác là cắt tỉa móng cẩn thận bằng kéo trẻ em có đầu tròn cùn hoặc bấm móng tay trẻ em.

kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý là móng tay của con
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý là móng tay của con

Vì móng tay của em bé phát triển nhanh chóng, mẹ có thể phải cắt móng tay ít nhất một lần một tuần. Mẹ có thể chỉ cần cắt móng chân vài lần mỗi tháng. Thời điểm thích hợp để cắt tỉa móng tay cho trẻ là khi trẻ đang ngủ.

Quấn tã cho bé

Chăm sóc cho em bé cũng đặc biệt quan trọng trong việc quấn tã cho con. Mẹ lau sạch mông của em bé bằng khăn ấm và lau sau mỗi lần thay tã. Đối với tã của bé gái, mẹ có thể lau từ trước ra sau và làm sạch nhẹ nhàng giữa các nếp gấp của da bé. Bé có thể có dịch âm đạo màu trắng là hoàn toàn bình thường.

Một số bé gái có thể có một chút máu nhỏ do nội tiết tố của mẹ. Tình trạng này chỉ diễn ra trong vài ngày sau khi bé ra đời và sẽ hoàn toàn tự khỏi.

Khi mặc tã cho em bé mẹ có thể cố gắng mặc tã xuống dưới dây rốn của bé. Dây rốn càng khô thì càng sớm rụng hơn. Mẹ có thể nhận thấy vết màu hồng nhạt hoặc màu gỉ sắt trong tã vừa thay ra của bé. Tình trạng này là hoàn toàn bình thường và xuất hiện trong 3 – 4 ngày đầu tiên sau khi bé chào đời. Cải thiện tình trạng này mẹ nên cho bé bú thường xuyên.

Quần áo

Bé con sẽ thoải mái nhất ở nhiệt độ phòng khoảng 26 – 28 độ cùng với tã, áo phông, chăn mỏng. Nếu nhiệt độ phòng dưới mức này bé có thể cần mặc nhiều quần áo hơn và đội thêm mũ trùm đầu.

Khi trẻ mặc quần áo quá ấm, trẻ sẽ cảm thấy nóng khi chạm vào
Khi trẻ mặc quần áo quá ấm, trẻ sẽ cảm thấy nóng khi chạm vào

Khi trẻ mặc quần áo quá ấm, trẻ sẽ cảm thấy nóng. Lúc này trẻ sẽ đổ mồ hôi. Ở nhiệt độ thích hợp, bàn tay và bàn chân của bé cảm thấy mát mẻ và phần còn lại của cơ thể sẽ có nhiệt độ cao hơn. Một nguyên tắc nhỏ là cho bé mặc nhiều lớp quần áo thay vì mặc một lớp quá dày.

Đưa con bạn ra ngoài

Không nên đưa bé đến nơi quá đông người, điều này giảm nguy cơ bé bị nhiễm virus truyền nhiễm và bị bệnh. Đặc biệt quan trong nhất là mùa cúm từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 hoặc trong giai đoạn chuyển giao giữa các mùa.

Với 7 kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh sau vài tuần đầu tiên mà Diệp An Nhi giới thiệu cho các mẹ lần đầu chăm con. Chia sẻ thêm hoặc theo dõi nhiều tip chăm bé và chăm sóc da cho bé tại diepannhi.vn nhé!

Xem thêm: