Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều lợi ích đến sức khỏe của bé. Trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và kích hoạt vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho. Vậy như thế nào là tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách? Hãy cùng Diệp An Nhi tìm hiểu ngay nhé!
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp bé hạn chế còi xương, chữa vàng da. Việc tắm nắng giúp da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp cơ thể sản sinh đủ vitamin D. Ngoài ra, việc tắm nắng cho trẻ còn giúp chữa hăm tã vì trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn.
Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thâm chí thiếu hụt vitamin D đột ngột còn có thể gây ra chứng còi xương, dẫn đến các dị tật về xương (nhất là ở chân).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh 30 phút mỗi tuần giúp trẻ có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày cũng giúp ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ sơ sinh có thể tắm nắng vào 7 – 10 ngày sau khi sinh để cơ thể tổng hợp vitamin D. Trong ngày, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ sáng, tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu, thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng vào khoảng thời gian 10 – 16 giờ vì đây là khoảng thời gian tia cực tím cực mạnh xuất hiện sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.
Vào mùa đông, mẹ nên cho bé tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 15 – 17 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Thời gian tắm nắng có thể từ 10 – 30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu mẹ có thể cho bé tắm nắng trong bóng râm khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20 – 30 phút cho những ngày tiếp theo.
Mỗi đợt tắm nắng cho bé chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày và mẹ nên cho bé dừng tắm nắng 10 – 20 ngày rồi mới bắt đầu tắm nắng lại. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho bé tắm nắng bên cửa sổ vào buổi sáng sớm và mở cửa kính để cơ thể bé hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông và mùa hè có một số điều khác biệt mà mẹ cần phải chú ý.
Vào mùa hè, trời nắng sớm, mặt trời chói chang, gay gắt, mẹ nên tranh thủ cho trẻ tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ và nắng nóng khiến bé bị nóng, khó chịu.
Mẹ nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, mẹ nên hạn chế cho bé tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi bé yêu bị đổ mồ hôi quá nhiều.
Vào mùa đông, trời lạnh các mẹ có xu hướng hạn chế cho bé yêu ra ngoài vì sợ bé sẽ bị cảm lạnh, viêm hô hấp… Ngoài ra, việc bé mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiếp làm da của trẻ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hệ quả là bé có nguy cơ thiếu vitamin D trong mùa đông.
Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa này, mẹ nên đợi khi trời ấm hơn mới cho bé phơi nắng. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, trời nhiều gió không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe. Mẹ nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng nhưng không có gió lùa để phơi nắng cho bé. Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé yêu.
Một vài những lưu ý cần thiết cho mẹ trong việc tắm nắng cho bé sơ sinh:
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của bé. Các mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu bé có dấu hiệu thiếu hoặc thừa vitamin D có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của bé cưng.