Sau 7 năm triển khai và thực hiện, ngày 23/7/2020 tại Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã diễn ra hội nghị tổng kết chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng núi Tây Bắc” giai đoạn 2013-2020
Với mục tiêu “vì một Tây Bắc phát triển bền vững”, chương trình đã thu hút và thực hiện được 58 đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm; 700 cán bộ nghiên cứu và 41 cơ quan chủ trì tham gia; 200 đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện, xuất bản được 29 đầu sách chuyên khảo, công bố 365 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, đăng ký sở hữu trí tuệ 21 sản phẩm, 05 sản phẩm được thương mại hóa.
Đó là một thành công rất lớn mà các đơn vị, cơ quan, cán bộ nghiên cứu đã thực hiện được.
Một trong số các đề tài dự án nổi bật đó chính là đề tài “Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm đông trùng hạ thảo tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu” do TS Phạm Văn Nhã chủ nhiệm đề tài.
Dự án được thực hiện tại Trường Đại học Tây Bắc sau 5 năm nghiên cứu cho kết quả rất khả quan. Hàm lượng cordyceppin và adenosine trong đông trùng hạ thảo nuôi trồng từ đề tài có kết quả cao hơn hẳn loài đông trùng hạ thảo cổ truyền thu hái từ tự nhiên.
Hàm lượng Cordycepin đạt 10-16mg/g, adenosine đạt 0.3-0.42mg/g với lượng amino acid tổng đạt 50-80mg/g.
Sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao về cả giá trị học thuật cũng như thực tiễn.Bởi giá trị dinh dưỡng rất cao, Đông trùng Hạ thảo của trường ĐH Tây Bắc được DK Pharma tin tưởng lựa chọn kết hợp Tổ Yến Nhân sâm sản xuất thành dạng nước uống “Thủy trùng thảo” với tác dụng bồi bổ hoàn hảo. Sản phẩm rất phù hợp với những người già yếu, những người vừa ốm dậy hay sau phẫu thuật kéo dài.
Thủy trùng thảo được rất nhiều sự quan tâm khi tham dự hội nghị tổng kết chương trình khoa học công nghệ tại vùng núi Tây Bắc diễn ra vừa qua tại Trường đại học quốc gia Hà Nội.
Một số hình ảnh trong hội nghị vừa qua.