Dưỡng ẩm cho da trẻ sơ sinh như thế nào? Nỗi lo mà ba mẹ luôn canh cánh đó là làn da của bé bỗng dưng trở nên khô ráp, thiếu độ ẩm, sắc da không còn độ sang và cảm giác trơn láng như trước. Cùng Diệp An Chi tìm hiểu những cách dưỡng ẩm cho da bé ngay dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết da bé bị khô cần dưỡng ẩm
Da khô ở trẻ sơ sinh về cơ bản là do mất độ ẩm của da, dẫn đến nứt và bong tróc lớp biểu bì (lớp trên cùng của da). Mặc dù da khô là việc dễ gặp phải ở trẻ do thói quen hằng ngày, nhưng da khô cũng là một dấu hiệu nghiêm trọng về da. Các mẹ có thể tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này của trẻ qua bài viết chi tiết =>
Các mẹ nên lưu ý các dấu hiệu da khô cần dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh đó là:
Vảy trắng bóc ở rìa
Kết cấu thô và có vảy
Da bong tróc khi da bị cọ xát
Các mảng đỏ khô
Các vết nứt nhỏ đến sâu trên da và các vết nứt sâu hơn có thể thỉnh thoảng chảy máu
Nhìn chung, da có vẻ căng hoặc quá căng
Mặc dù da khô ở trẻ nhỏ cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện và là tình trạng phổ biến, tuy nhiên trong một số trường hợp cần đưa đến cơ sở chăm sóc y tế ngay lập tức.
Dưỡng ẩm cho bé bằng các loại kem dưỡng da
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh là một trong những biện pháp nhanh chóng – hiệu quả được nhiều bậc cha mẹ sử dụng nhưng làm thế nào để chọn đúng loại phù hợp? Dưới đây là những gợi ý cho bạn để lựa chọn được kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh mẹ cần dựa vào các đặc điểm sau: Xác định loại da bé: Mẹ có thể tham khảo bảng sau
Loại da
Đặc điểm
Da thường
Da bé mềm mại, mịn màng và độ đàn hồi tốt
Bé có một làn da hồng hào
Không có dấu hiệu bị khô, bong tróc hoặc ít khi bị nổi các đốm da đỏ
Ít khi bị kích ứng.
=> Chăm sóc da cho bé hàng ngày, tắm và giữ ẩm cho da bé bằng những sản phẩm có đặc tính dịu nhẹ, không có mùi quá nồng và gần gũi với thiên nhiên.
Da khô
Thô ráp
Thường xuyên bị bong tróc khi bị cọ xát
Hay xuất hiện các đốm da đỏ
Có các vết nứt nhỏ da.
=> Sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, tăng cường độ ẩm cao cho làn da của bé.
Da chàm thể tạng
Da bé cực kỳ khô
Sần sùi và có những vết bong da
Các vết đỏ, khô và sần sùi xuất hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ, đặc biệt là ở mặt, ở các vùng da có nếp gấp (cổ, khuỷu tay, đầu gối) và trên các chi (tay, cổ tay, mắt cá chân)
Da rất ngứa, đôi khi dẫn đến mất ngủ.
=> Chỉ cho bé sử dụng các sản phẩm không mùi và không gây dị ứng bởi các chất tạo hương thơm là những chất gây dị ứng hàng đầu. Có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng bé vào mùa lạnh
Da rất nhạy cảm – Hay bị dị ứng
Rất dễ bị ửng đỏ và kích ứng với các loại sữa tắm, kem dưỡng, thời tiết, thậm chí nhiệt độ thay đổi cũng có thể khiến da bé bị kích ứng
=>Sử dụng sữa tắm, kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc khác được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm.
Dựa vào thành phần, xuất xứ: Khi tìm hiểu về các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bé mẹ nhất đình cần tìm hiểu về các thông tin ghi trên sản phẩm. Nếu cần thiết khi đi mua kem nên nhờ đến sự tư vấn của các dược sĩ, người bán thuốc tại quầy để có lựa chọn phù hợp nhất dành cho bé.
Gợi ý các loại kem dưỡng da dành cho bé an toàn
Diệp An Chi đã tổng hợp một số loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh an toàn được các mẹ lựa chọn nhiều nhất qua bài viết: top các loại kem dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể tham khảo và chọn cho bé sản phẩm phù hợp nhất.
Dưỡng ẩm cho da trẻ sơ sinh bằng các sản phẩm tự nhiên
Ngoài chọn bôi kem, các mẹ cũng có thể thử một số cách dân gian nhưng hiệu quả dành cho bé như
Ưu điểm
Cách dùng
Dưỡng ẩm bằng sữa mẹ
Giúp giữ độ ẩm, làm trắng mịn làn da cho bé
Thân thiện với da bé
Rửa trước vùng da khô của bé bằng nước muối pha loãng ấm
Thoa nhẹ sữa mẹ lên vùng da đó
Nên làm khi bé đã ngủ rồi vào sáng hôm sau mẹ sẽ dùng khăn để lau sạch vùng da đó
Sử dụng dầu dừa hoặc dầu Ô-liu
giữ cho làn da của bé được giữ ẩm và bảo vệ da của bé
có tác dụng để massage cho trẻ sơ sinh
Lấy một ít dầu dừa và dầu oliu trộn với nhau
Thêm 2 giọt dầu oải hương để tạo ra thư giãn cho bé
Lấy một ít kem cho lên tay thoa đều và massage lên da em bé tạo cảm giác thư giãn.
Những lưu ý khi dưỡng ẩm da cho trẻ sơ sinh
Giảm thời gian tắm: Tắm làm da trẻ bị khô vì lấy đi lớp dầu tự nhiên của da cùng với bụi bẩn. Các bác sĩ cho biết, chỉ cần bạn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa thì vẫn có thể tắm cho bé hàng ngày như bình thường.
Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau tắm: Sau khi đưa trẻ ra khỏi bồn tắm, hãy nhanh chóng lau khô bằng khăn, sau đó thoa kem dưỡng ẩm ngay lập tức. Việc thoa kem dưỡng ẩm trong vòng vài phút sau khi tắm sẽ giúp nước đọng lại trên da của trẻ.
Đừng để da tiếp xúc với muối hoặc clo khô: Cả clo và nước muối đều có thể rất khô. Sau khi bơi trong hồ hoặc biển, hãy tắm sạch lại cho trẻ bằng nước máy, sau đó thoa kem dưỡng khi da vẫn còn ẩm.
Mở máy tạo ẩm: Nếu không khí trong nhà khô, hãy sử dụng máy làm ẩm phun sương mát trong phòng của trẻ.
Đảm bảo cung cấp đủ nước: Da trẻ bị khô do thiếu ẩm, vì vậy đừng quên cho con uống nhiều nước để bù đắp độ ẩm bốc hơi khỏi da. Đối với trẻ sơ sinh, hãy bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong ít nhất 6 tháng đầu tiên, trừ khi bác sĩ có yêu cầu khác.
Bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố tác động: Mang bao tay cho trẻ trong thời tiết gió lạnh để giữ cho da tay không bị khô và nứt nẻ. Bất kể mùa nào, hãy thực hiện các bước bảo vệ làn da của bé khỏi bị cháy nắng và gió lạnh.
Da bé khá nhạy cảm vì vậy các mẹ cần lưu ý dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh đúng cách để bé luôn có một làn da khoẻ mạnh. Hi vọng qua bài viết trên Diệp An Chi đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho các mẹ. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào comment ngay dưới bài viết Diệp An Chi sẽ giải đáp sớm nhất.