fbpx
Diep An Nhi

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà, mẹ lưu ý ngay những điều này tránh nguy hiểm cho con

05/06/2023 19 Xem

Sốt xuất huyết là một trong những nỗi lo lớn nhất của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức để phòng ngừa và chăm sóc trẻ khi mắc bệnh là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những điều cần biết và lưu ý cha mẹ cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt xuất huyết

Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ khá điển hình. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý trong khoảng thời gian đầu bé khởi phát bệnh.

Các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với sốt và phát ban thông thường. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt xuất huyết ba mẹ cần chú ý như:

Trẻ đột ngột sốt cao

Đây là triệu chứng khởi phát bệnh, trẻ sốt đột ngột, có thể lên đến 39-40 độ và thường kéo dài từ 2-3 ngày.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, trẻ thường hạ sốt xuống khoảng 37.5-38 độ, có khi hết sốt.

Xuất hiện các chấm xuất huyết

Các vết phát ban thường xuất hiện ở vùng ngực, nách, vùng tay chân của trẻ dưới dạng những chấm đỏ, khi căng da không biến mất.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng bất thường, chảy máu mũi, đi ngoài ra máu,… Những biểu hiện này thường xảy ra vào giai đoạn sau của bệnh.

Trẻ mệt mỏi

Trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, vật vã, quấy khóc, có thể buồn nôn và nôn.

Biểu hiện đau nhức

Có hiện tượng đau cơ, đau khớp, đau vùng hốc mắt, đau đầu,…

Triệu chứng khởi phát của sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột
Triệu chứng khởi phát của sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột

Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng ngày càng tăng nhanh. Trong đó tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra cũng tăng đáng kể. Do đó, ba mẹ không được chủ quan khi trẻ bị sốt xuất huyết.

Thông thường, khi trẻ bị sốt xuất huyết và được điều trị hợp lý, bệnh thường nhẹ và nhanh khỏi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sốt xuất huyết cũng có thể tiến triển nặng đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết nặng: chảy máu cam nặng, xuất huyết trong như xuất huyết nội tạng, xuất huyết đường tiêu hóa,…
  • Suy các cơ quan nội tạng như suy gan cấp, suy thận cấp, suy tạng nặng,…
  • Xuất huyết võng mạc gây mù đột ngột.
  • Tràn dịch màng phổi gây viêm đường hô hấp, phù phổi cấp.
  • Suy tim, viêm cơ tim.
  • Sốt xuất huyết thể não có thể rối loạn tri giác.
  • Hôn mê, thậm chí tử vong do các biến chứng trên.

Sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà các mẹ thường gặp phải

Dưới đây là một số sai lầm ba mẹ thường mắc phải trong cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ:

Sử dụng thuốc Aspirin, Ibuprofen tùy ý

Loại thuốc này giúp giảm hạ sốt khi trẻ sốt cao. Nhưng việc tự ý sử dụng thuốc này cho trẻ bị sốt xuất huyết, có thể làm nặng trình trạng xuất huyết ở trẻ.

Sử dụng kháng sinh

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, việc sử dụng kháng sinh không đem lại hiệu quả . Vì bệnh do một loại virus gây nên (virus Dengue), trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

Cạo gió cho trẻ

Việc cạo gió cho trẻ có thể giúp làm hạ sốt. Tuy nhiên đối với các bé mắc sốt xuất huyết lại không nên cạo gió. Bởi có thể khiến tình trạng xuất huyết tiến triển nặng, đồng thời còn có khả năng khiến trẻ bị nhiễm khuẩn tại chỗ.

Truyền dịch

Chỉ truyền dịch cho trẻ khi có được sự chấp thuận của bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe.

Việc tự ý truyền dịch có thể gây ra tình trạng phù nề, thậm chí suy hô hấp rất nguy hiểm.

Đồng thời, không thực hiện truyền dịch tại các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân không đảm bảo.

Không nên tùy ý dùng Aspirin và Ibuprofen khi trẻ mắc sốt xuất huyết
Không nên tùy ý dùng Aspirin và Ibuprofen khi trẻ mắc sốt xuất huyết

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ nên nhập viện

Sốt xuất huyết thường kéo dài trong một tuần và có thể khỏi hẳn khi trẻ được chăm sóc và chữa trị đúng cách.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trẻ có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Một số dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết tiến triển nặng cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:

  • Đau bụng đột ngột, đặc biệt ở vùng gan và cảm giác đau tăng dần.
  • Trẻ vật vã, li bì, nôn nhiều.
  • Có biểu hiện sốc như chân tay lạnh, mạch đập nhanh, nhẹ, huyết áp kẹt hoặc không đo được.
  • Nôn hoặc đi ngoài ra máu, chảy máu cam nhiều.
  • Đi tiểu ít cả về lượng nước tiểu và số lần đi tiểu.
  • Xuất huyết nặng dưới da, va đập dễ gây bầm tím.

Nếu trẻ có một số các biểu hiện trên, đặc biệt là vào khoảng giai đoạn nguy hiểm của bệnh (khoảng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 tính từ ngày xuất hiện biểu hiện sốt xuất huyết đầu tiên). Đưa trẻ ngay đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ vật vã, li bì là một trong những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh
Trẻ vật vã, li bì là một trong những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh

Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết đúng cách

Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ em, ba mẹ cũng cần nắm rõ phương pháp chăm sóc đúng cách. Để trẻ nhanh khỏi và tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng.

Hạ sốt cho trẻ

Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ bằng thuốc Paracetamol. Tùy theo cân nặng của bé mà liều dùng một lần uống với mỗi trẻ là khác nhau, với liều lượng 10 – 15mg/kg.

Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt, cho trẻ uống thêm một liều nữa sau 4-6 giờ.

Lưu ý: Không được tự ý rút ngắn thời gian dùng thuốc giữa các lần hoặc tăng liều dùng mỗi lần với hi vọng trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Tuy nhiên, cách làm này là vô cùng nguy hiểm. Bởi khi không được dùng đúng cách và đúng liều lượng, Paracetamol có thể gây tổn thương gan. Thậm chí khiến trẻ tử vong do suy gan.

Ngoài ra, ba mẹ có thể kết hợp với các biện pháp khác như chườm ấm phần trán, bẹn, nách. Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc đồ mỏng và thấm mồ hôi cho trẻ,…

Điều này giúp trẻ hạ sốt tốt hơn, tránh dẫn đến tình trạng sốt quá cao khiến trẻ co giật rất nguy hiểm.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Trẻ bị sốt xuất huyết cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết
Trẻ bị sốt xuất huyết cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết

Khi mắc sốt xuất huyết, trẻ thường sẽ rất mệt mỏi và dẫn đến chán ăn. Vì vậy, cha mẹ rất băn khoăn khi trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì.

Cần lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa và chế biến dạng mềm, lỏng. Đồng thời cần kết hợp nhiều loại để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Trẻ có thể ăn ít hơn mỗi bữa nên ba mẹ cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn khác nhau.

Với trẻ đang còn bú mẹ, mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn. Vừa phòng tránh tình trạng mất nhiều nước do sốt cao, vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.

Ba mẹ cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn như các loại đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, những loại thức ăn có màu nâu hoặc đỏ như đậu đen, củ dền, đậu đỏ, chocolate,… Cần hạn chế vì chúng dễ khiến mẹ nhầm lẫn với tình trạng nôn hoặc đi ngoài ra máu của trẻ.

Bù nước cho trẻ

Sốt xuất huyết khiến trẻ sốt cao, tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ mất nước trầm trọng. Vì vậy, cần cho trẻ uống nước thường xuyên để bổ sung lượng bị hao hụt khi sốt.

Ngoài việc dùng nước lọc, nước bù điện giải Oresol, mẹ có thể cho trẻ uống một số loại nước ép hoa quả như dâu tây, ổi, cam, dừa,… Các loại trái cây này giúp bổ sung thêm vitamin C, giúp tăng đề kháng cho trẻ, đồng thời giúp cải thiện tình trạng xuất huyết.

Cách phòng tránh sốt xuất huyết tại nhà

Hiện nay chưa có vaccine đặc hiệu phòng ngừa sốt xuất huyết. Do đó, bên cạnh việc biết các phương pháp điều trị sốt xuất huyết tại nhà, ba mẹ cũng cần giúp bé tránh bị muỗi đốt. Tiêu diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy khu vực xung quanh nhà ở.

Một số biện pháp cụ thể cha mẹ có thể áp dụng để phòng tránh trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà như:

  • Phòng muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay cho trẻ khi đi ngủ; ngủ màn cả đêm lẫn ban ngày; sử dụng vợt điện để diệt muỗi, bôi kem hoặc sử dụng xịt chống muỗi cho trẻ.
  • Rau rửa bể nước thường xuyên, đậy nắp kín bể và các đồ sinh hoạt chứa nước để tránh muỗi đẻ trứng; nuôi cá trong bể để diệt lăng quăng.
  • Thường xuyên thay nước ở những bình đựng hoa, bình chứa nước; diệt bọ gậy trong hòn non bộ, bể cảnh bằng cách thả muối hay hóa chất thích hợp,…
  • Loại bỏ các hốc nước, vũng nước tồn đọng, khi không dùng cần lật úp những vật dụng chứa nước.
  • Phun thuốc diệt muỗi định kỳ quanh khu vực sinh sống.

Xịt chống muỗi thảo dược Diệp An Nhi – giải pháp phòng chống muỗi và chăm con an toàn, tiện ích cùng mẹ

Xịt muỗi Diệp An Nhi - Giải pháp hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết
Xịt muỗi Diệp An Nhi – Giải pháp hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết

Thành phần có trong xịt muỗi đều có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên như Hoàng Đàn, Bạc Hà, Tràm, Màng tang, Oải hương. Đồng thời được tuyển chọn và nghiên cứu kỹ lưỡng bởi đội ngũ dược sĩ của DK Pharma.

Xịt muỗi Diệp An Nhi là lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ giúp bảo vệ con khỏi dịch sốt xuất huyết.

Công dụng chính của xịt muỗi Diệp An Nhi:

  • Giúp đuổi muỗi, hạn chế tình trạng muỗi đốt.
  • Hiệu quả tốt trong việc xua đuổi muỗi Aedes aegypti (vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết) và kéo dài đến 3 giờ sau khi dùng.
  • Làm giảm ngứa, làm dịu vết muỗi đốt.

Cách dùng xịt muỗi Diệp An Nhi bảo vệ bé khỏi sốt xuất huyết:

  • Xịt xung quanh những nơi hay có muỗi như khu vực gầm giường, xung quanh nhà bếp, ghế sofa, bàn làm việc, những góc tối trong nhà,…
  • Xịt xung quanh những nơi trẻ ngủ và chơi đùa như như khu vực cũi trẻ nằm, quanh giường, phòng khách,…
  • Xịt trực tiếp lên tay chân của bé để tránh bị muỗi đốt.

Trên đây là những thông tin cơ bản mẹ cần lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bé. Bệnh có tỷ lệ lây lan cao, cũng có thể tiến triển nặng gây nhiều nguy hiểm nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách. Do đó, cách tốt nhất là nên có những biện pháp phòng muỗi đốt phù hợp.

Xem thêm: