fbpx
Diep An Nhi

Điểm danh 5 bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả

03/12/2020 35 Xem

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn có làn da mỏng manh và non nớt. Khi có nhiều tác động bên ngoài rất dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý ngoài da. Hãy cùng chúng tôi điểm mặt 5 bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ em nhất để cùng tìm cách phòng tránh qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Rôm sảy

    Rôm sảy ở trẻ em
    Rôm sảy ở trẻ em

Nguyên nhân

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết nhiều mồ hôi để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, bã nhờn, tích tụ vi khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết ở da trẻ gây ra rôm sảy.
Rôm sảy hay xuất hiện vào mùa hè oi bức. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp trẻ bị rôm sảy khi thời tiết mát mẻ. Lý do là các mẹ mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho bé khiến bé tiết ra mồ hôi nhiều.

Biểu hiện

Rôm sảy ở trẻ có biểu hiện là nhiều nốt đỏ nhỏ và cứng thành mảng phát ban hơi đỏ xuất hiện ở những vị trí cơ thể dễ bị nóng và có nhiều tuyến mồ hôi như cổ, mặt, nơi có nếp gấp như khuỷu tay, nách, bẹn…
Một số trường hợp nặng sẽ mọc rôm gần như toàn thân. Thương tổn là các sẩn màu hồng đỏ trên có mụn nước đôi khi là mủ trắng xen lẫn.
Trẻ bị rôm sảy thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa ngáy. Khi đó trẻ sẽ gãi làm da tổn thương nặng hơn gây bội nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc.

Cách chăm sóc

  • Không mặc quá nhiều quần áo và tã lót cho trẻ, chọn những loại vải thấm hút tốt và thoáng mát cho bé.
  • Nhiệt độ trong phòng luôn thoáng mát
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả làm mát như cam, chanh, đỗ đen…
  • Lau khô người cho bé khi tiết mồ hôi
  • Vệ sinh, tắm gội thường xuyên cho trẻ.
  1. Chàm sữa

    Chàm sữa ở trẻ em
    Chàm sữa ở trẻ em

Nguyên nhân

Chàm sữa ở trẻ có nguyên nhân khá phức tạp, khó phát hiện. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra chàm sữa. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được cho là có mỗi liên hệ mật thiết đối với bệnh chàm ở trẻ. Những trẻ bị chàm sữa thường có người thân trong gia đình đã từng bị mắc chàm. Đây là bệnh không nguy hiểm và trên 2 tuổi bệnh chàm ở trẻ em sẽ biến mất.

Biểu hiện

Chàm sữa khởi đầu là những nốt mẩn đỏ, dần dần trở thành mụn nước nhỏ li ti, các mụn này chảy nước và đóng vảy bong tróc thành từng mảng. Vị trí thường xuất hiện là 2 gò má, đối xứng nhau. Chàm có thể lan xuống cằm, trên da đầu, trán nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Vết chàm gây ra cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ thường lấy tay cào gãi hay dụi má.
Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm và có thể tự khỏi. Nhưng sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng (viêm da cơ địa).

Cách chăm sóc

  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám.
  • Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, trẻ bị dị ứng gì để phòng tránh tiếp xúc.
  • Cắt móng tay cho bé để tránh bé gãi, cào làm tổn thương da.
  • Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu cotton, không dùng đồ len để tránh kích ứng.
  • Quần áo của trẻ luôn được xả nước thật kỹ để không bị đọng cặn bột giặt hay nước xả vải.
  • Không dùng sản phẩm tắm có chứa xà phòng cho bé.
  1. Mụn nhọt

    Mụn nhọt ở trẻ em
    Mụn nhọt ở trẻ em

Nguyên nhân

Mụn nhọt ở trẻ là do vi khuẩn tích tụ và sinh sôi ở trên bề mặt da. Khi trên da trẻ xuất hiện các vết xước hoặc bị rôm sảy, vi khuẩn sẽ có cơ hội dễ dàng tấn công vào vùng da tổn thương và tạo nên mụn nhọt nếu không vệ sinh cẩn thận.
Trẻ sống trong môi trường nóng bức, ẩm thấp và uống ít nước, ăn nhiều chất ngọt, ăn ít rau của quả thì rất dễ bị mụn nhọt.
Khi phát hiện mụn nhọt trên da bé, cha mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé như nhiễm trùng huyết, điếc, viêm màng não, viêm phổi…

Biểu hiện

Mụn nhọt là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu khuẩn gây nên. Biểu hiện ban đầu là sưng đỏ rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo.

Cách chăm sóc

  • Nếu trẻ có nhiều ung nhọt, dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, nhọt đau nhiều, sau 2-3 ngày không vỡ thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
  • Nếu mụn nhọt nhẹ có thể dùng cồn 70 độ hoặc thuốc sát trùng chấm nhẹ vào nốt mụn và băng gạc lại.
  • Không nặn, bóp vỡ mụn nhọt gây đau đớn cho trẻ và làm nhiễm trùng lan rộng.
  1. Chốc

    Chốc ở trẻ em
    Chốc ở trẻ em

Nguyên nhân

Khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra chốc ở trẻ. Dạng chốc không có bọng nước có thể là do khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A, tụ cầu hoặc liên cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da của trẻ.
Dạng chốc bọng nước thường do độc tố bong da của tụ cầu tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì, khiến cho chúng bị bóc tách lớp nông của thượng bì và tạo thành hình giống như vày lá.
Dạng chốc loét thường do khuẩn liên cầu gây ra hoặc có thể kết hợp với tụ cầu vàng để hình thành bệnh. Thường xảy ra ở trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch.

Biểu hiện

Bệnh chốc thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi. Biểu hiện là những vùng da có vết loét đỏ, dễ vỡ, chứa nhiều mụn nước, không đau nhưng gây ngứa rất khó chịu.
Quá trình ủ bệnh kéo dài từ 1-3 ngày. Vùng da chốc của trẻ ban đầu là những nốt phồng rộp, thường ở quanh mũi, miệng, tay, chân. Sau đó những vết phồng rộp này vỡ ra và chảy dịch vàng nhầy, đóng vảy ướt nổi gồ lên mặt da. Cuối cùng vảy khô dần và tróc, da lành toàn toàn sau vài ngày.

Cách chăm sóc

  • Rửa sạch vùng da đóng vảy bằng nước ấm và thấm khô
  • Sử dụng khăn mặt và khăn tắm dùng 1 lần để tránh lây bệnh
  • Đưa trẻ đi khác bác sĩ để được băng bó và kê thuốc.
  1. Hăm tã

    Hăm tã ở trẻ em
    Hăm tã ở trẻ em

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm tã như bé bị dị ứng với chất liệu của tã bỉm, giấy ướt hoặc với các hóa chất dùng tạo mùi thơm cho tã bỉm. Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vì trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn li ti gây ngứa rát, khó chịu.
Ngoài ra, còn có một số nguyên khác làm bé bị hăm tã như tã bỉm chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé. Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước hoa cũng có thể gây kích thích cho da bé.

Biểu hiện

Hăm tã nhẹ sẽ lác đác ban đỏ ở vùng da quấn tã, đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới đùi và mông. Da căng và có lốm đốm đỏ, nếu bội nhiễm thì ở giữa có mủ. Trẻ bị bệnh thường đau lúc đi vệ sinh, quấy nhiều, chán ăn và ngủ không ngon.
Nếu tình trạng hăm lan rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày, trẻ sốt, vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, có mủ và loét thì có thể bé đã bị bội nhiễm hoặc nhiễm nấm.

Cách chăm sóc

  • Giữ vùng da bị hăm luôn sạch sẽ, không để bé gãi, không tắm bằng xà phông.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên.
  • Thay tã lót thường xuyên, lau khô bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đi vệ sinh.
  • Nên hạn chế dùng bỉm và thay bỉm thường xuyên.
  • Nếu thấy bé có các dấu hiệu bị hăm nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám.

Phòng tránh 5 bệnh ngoài da của bé bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi

Phòng tránh 5 bệnh ngoài da của bé bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi
Phòng tránh 5 bệnh ngoài da của bé bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi

Diệp An Nhi là nước tắm Đầu tiên và Duy nhất ở Việt Nam hiện nay ứng dụng hiệu quả bộ 3 công nghệ hiện đại:
Công nghệ Kháng khuẩn độc quyền Nano Berberin.
Công nghệ dưỡng ẩm thông minh thế hệ mới Aquaxyl.
Công nghệ Chiết lạnh chân không với công thức 10 loại dược thảo quý hiếm.
Diệp An Nhi giúp các mẹ bảo vệ da bé một cách toàn diện, an toàn, hiệu quả cho hầu hết các chứng bệnh ngoài da ở trẻ em như: rôm sảy, chàm, mẩn ngứa, mụn nhọt, hăm, khô da, …

Chống rôm sảy – mẩn ngứa

Công thức dược thảo quý như: Kim ngân, Sài đất, Chè xanh, Ngải cứu, Diệp lục, Papain … được chiết suất bằng công nghệ Chiết lạnh chân không tiên tiến, giúp thông thoáng lỗ chân lông, đồng thời làm sạch dịu nhẹ da bé, giúp nhanh hết rôm sảy – mẩn ngứa, chàm – hăm chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.

Chống viêm da – mụn nhọt

Kháng sinh thực vật Nano Berberin tiên tiến với khả năng diệt khuẩn ngoài da ưu việt nhưng vẫn an toàn với da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Công nghệ được chuyển giao độc quyền bởi PGS.TS PHẠM HỮU LÝ. Chứng nhận bởi Viện Pasteur Hồ Chí Minh.

Dưỡng ẩm thông minh

Thành phần dưỡng ẩm tiên tiến từ thiên nhiên AQUAXYL được cấp bằng sáng chế số US 8.088.742 B2 (Hoa Kỳ) giúp dưỡng da thông minh bằng cơ chế tăng cường lớp bảo vệ bên ngoài, đồng thời cấp ẩm trực tiếp cũng như giúp da dự trữ thêm nước ở các khu vực khô. Nhờ đó da bé được giữ ẩm mà không gây nhờn rít, không kích ứng và an toàn.
Sản phẩm được chứng nhận lưu hành của Bộ Y tế, Viện kiểm nghiệm Thuốc TW, Viện Pasteur HCM và được khuyên dùng bởi các bác sỹ chuyên khoa.

Xem thêm: