fbpx
Diep An Nhi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

21/10/2021 33 Xem

Theo thống kê, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bởi những nguy cơ nào? Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy điển hình nhất là gì? Theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn những dấu hiệu trẻ bị đi ngoài và tìm cách điều trị cho trẻ ngay tại nhà.

Nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy do rất nhiều những nguy cơ, điển hình bao gồm:

  • Tuổi: Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi có khả năng bị tiêu chảy cao hơn ở các lứa tuổi khác vì giai đoạn này bé bắt đầu ăn dặm, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.
  • Suy giảm miễn dịch: Trẻ suy giảm miễn dịch sau sởi, thuỷ đậu…
  • Thói quen ăn uống không hợp lý: Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ,…
  • Trẻ ăn uống phải đồ lạ hoặc thức ăn không được bảo quản hợp lý.
  • Nước uống của trẻ không sạch.
Trẻ bị tiêu chảy do rất nhiều những nguy cơ
Trẻ bị tiêu chảy do rất nhiều những nguy cơ

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rõ ràng nhất là tình trạng ỉa chảy, đi ngoài nhiều hơn bình thường hoặc thậm chí phân của bé khác hoàn toàn mọi ngày. Mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để xác định bé có bị tiêu chảy, đi ngoài không:

  • Bé đi ngoài nhiều lần hơn bình thường
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, toé nước
  • Phân của bé thay đổi màu sắc
  • Phân nhầy và có thể có máu
  • Có mùi thối

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài như dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hoá, tác dụng phụ của kháng sinh,…

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rõ ràng nhất là tình trạng ỉa chảy, đi ngoài nhiều hơn bình thường
Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rõ ràng nhất là tình trạng ỉa chảy, đi ngoài nhiều hơn bình thường

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì việc quan trọng nhất mà mẹ nên làm tại nhà ngoài việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé thì cần phải bù nước và bù điện giải để cơ thể bé tránh mất nước. Bổ sung thêm nước, điện giải bằng cách cho bé uống thêm các nước như nước gạo rang muối, nước, cháo muối, bù điện giải bằng oresol cho bé uống thêm.

Ngoài ra còn rất nhiều kinh nghiệm hữu ích khác được Diệp An Nhi tổng hợp trong bài viết: 9 kinh nghiệm chăm trẻ tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy.

9 kinh nghiệm chăm trẻ tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy.
9 kinh nghiệm chăm trẻ tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy.

Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em

Phòng ngừa tiêu chảy cấp rất quan trọng khi bé còn nhỏ và hệ thống tiêu hoá bé còn non nớt cũng như sức đề kháng của trẻ còn yếu. Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy ngay tại nhà mẹ có thể kiểm soát:

  • Giữ môi trường nơi bé ở sạch sẽ để hạn chế nhiều nhất lượng vi khuẩn, virus có hại.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tắm rửa, thay bỉm cho bé
  • Đối với trẻ sơ sinh, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi, hạn chế nhiều nhất có thể để người khác hôn bé.
  • Nếu bé bị dị ứng thực phẩm thì mẹ nên đổi loại sữa, đổi ngay sang thực phẩm khác có nhiều chất xơ hơn.
  • Vệ sinh dụng cụ như bình sữa, núm vú, khăn lau cho bé sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Tiêm chủng – WHO khuyến cáo rằng vacxin Rota cho trẻ sơ sinh phải được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia và đặc biệt khuyến nghị ở các quốc gia nơi tử vong do tiêu chảy chiếm ≥10% tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường rất rõ ràng. Điều quan trọng mẹ cần tìm ra nguy cơ, nguyên nhân khi bé bị đi ngoài. Trường hợp bé đi ngoài nặng, mất nước, ỉa chảy liên tục mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để có sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ.

Xem thêm: