fbpx
Diep An Nhi

Dấu hiệu bệnh viêm lợi ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân và cách xử trí

27/01/2023 24 Xem

Tình trạng trẻ sơ sinh bị sưng viêm lợi khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Khi bị sưng lợi, trẻ có thể sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng lớn đến vấn đề ăn uống hàng ngày. Việc ba mẹ nhận biết vì sao trẻ bị sưng lợi, các dấu hiệu của bệnh là vô cùng cần thiết để từ đó có những cách xử trí phù hợp.

Viêm lợi ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm lợi (hay viêm nướu) ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phần mô ở nướu viêm tấy do bị tổn thương.Nếu không được xử trí phù hợp, viêm lợi có thể tiến triển và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và bền chắc răng của trẻ sau này.

Viêm lợi có thể diễn biến ở những mức độ khác nhau, từ nặng đến nhẹ và gây khó chịu cho trẻ sơ sinh, khiến bé quấy khóc, biếng ăn.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi ở trẻ sơ sinh thông qua hình ảnh

Phần nướu bị sưng đỏ là dấu hiệu dễ nhận biết của viêm lợi

Một số biểu hiện điển hình giúp nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm lợi:

  • Phần nướu của bé bị viêm, sưng phồng, có màu sắc bất thường, có thể nhợt nhạt hoặc đậm màu và rất dễ bị chảy máu.
  • Thi thoảng trong má hoặc phần lợi xuất hiện các vết lở loét, tụt lợi làm lộ phần chân răng của trẻ.
  • Trẻ thở có mùi hôi, tanh.
  • Trẻ sốt cao.
  • Đối với các bé đang mọc răng sữa, răng có thể bị lung lay nhẹ.

Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ sơ sinh mẹ bỉm cần biết

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nướu, sưng lợi ở trẻ sơ sinh, trong đó mẹ bỉm cần đặc biệt chú ý một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Răng miệng của bé chưa được vệ sinh sạch sẽ: khi khoang miệng không được sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, sinh sôi. Các mảng bám cũng không được loại bỏ sẽ tích tụ và tập trung tại khu vực nướu và kẽ răng, theo thời gian sẽ đi sâu vào trong các rãnh lợi. Từ đó, các túi lợi được hình thành, tạo cơ hội cho một lượng lớn các vi khuẩn sâu răng cư trú và gây ra viêm lợi. Bên cạnh đó, việc các mảng bám tồn tại còn có thể gây ra cao răng, khiến răng bị giắt thức ăn hoặc gây tình trạng khô miệng cho trẻ.
  • Dùng các một số loại thuốc: việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, vitamin C, cyclosporin, nifedipine,… sẽ ức chế hoạt động bài tiết nước bọt, khiến khoang miệng của bé bị khô, làm giảm khả năng tự làm sạch trong miệng. Điều đó đã tạo điều kiện cho các mảng bám tích tụ lại, lượng vi khuẩn gây các vấn đề răng miệng cũng tăng sinh, từ đó dẫn đến viêm lợi, sưng nướu.
  • Rối loạn một số chức năng của cơ thể: đối với một số trẻ mắc các bệnh lý như tiểu đường hoặc cơ thể thiếu khoáng chất và vitamin, khả năng chống lại các yếu tố gây viêm sẽ yếu hơn so với các trẻ sơ sinh khỏe mạnh, khiến tình trạng viêm nhiễm dễ xảy ra, trong đó có viêm lợi.
  • Bệnh giảm bạch cầu đa nhân trung tính: tuy không phổ biến nhưng đây là một trong những nguyên nhân gây viêm lợi nặng ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ gặp trường hợp này, nướu của trẻ sẽ bị viêm và tổn thương rất nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

So sánh giữa viêm lợi thông thường và các loại viêm lợi khác

Các loại viêm lợi thường gặp ở trẻ

Tùy theo nguyên nhân và các biểu hiện khác nhau mà viêm lợi ở trẻ có thể chia làm 5 loại thường gặp, gồm: viêm lợi thông thường, viêm lợi do vi khuẩn, viêm lợi do sử dụng một số thuốc, viêm lợi do bệnh lý liên quan đến máu và sưng nướu do hoại tử.

Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện mà viêm lợi được chia làm nhiều loại

Viêm lợi thông thường

Phổ biến nhất trong các loại viêm lợi thường gặp ở trẻ là viêm lợi thông thường. Khi trẻ gặp tình trạng ngày, mức độ nguy hiểm so với các loại khác là thấp nhất do nó chỉ mang tính chất tạm thời và kéo dài trong khoảng thời gian ngắn nếu ba mẹ có các biện pháp chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan bởi nếu không được xử trí sớm và hiệu quả, bệnh có thể trở nên nặng hơn và gây nhiều tác hại cho tình trạng răng miệng của bé.

Răng miệng chưa được vệ sinh sạch, trẻ mọc răng sữa, trẻ dị ứng với một số thức ăn,… là những nguyên do phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm lợi thông thường. Ba mẹ cần chú ý một số biểu hiện viêm lợi thông thường ở trẻ sơ sinh sau:

  • Nướu đổi màu sang màu đỏ sẫm.
  • Trẻ bị ngứa lợi.
  • Trẻ chảy nước dãi nhiều, đặc biệt là khi ngủ.
  • Trong một số trường hợp còn có thể có xuất huyết lợi.

Viêm lợi do vi khuẩn

Đây là loại viêm lợi chủ yếu do vi khuẩn Herpes gây nên. Trẻ em từ 2-5 tuổi là đối tượng dễ mắc hơn cả, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng kém, tuy nhiên ở trẻ sơ sinh không phải là không có. Thông thường, viêm lợi do vi khuẩn sẽ ủ bệnh từ 5-7 ngày trước khi biểu hiện triệu chứng và kéo dài khoảng 2 tuần. Bệnh có thể chữa khỏi hẳn mà không để lại di chứng nào nếu được xử lý đúng cách.

Một số dấu hiệu điển hình giúp nhận biết viêm lợi do vi khuẩn ở trẻ:

  • Nướu bị sưng và xuất hiện các mụn nước, có màu xám. Mụn nước thậm chí có thể lan sang các vùng khác trong khoang miệng như lưỡi, môi, vùng trong của má.
  • Trẻ khó chịu, đau đớn và khó nuốt.
  • Nổi hạch phần cổ.
  • Viêm lợi do sử dụng một số thuốc

Một số loại thuốc điều trị như thuốc huyết áp, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh,… có thể gây tình trạng giảm tiết nước bọt, khiến khoang miệng bị khô tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ lại gây viêm lợi. Trong trường hợp này, bệnh không gây nguy hiểm lớn đến trẻ, tuy nhiên vẫn có thể khiến trẻ quấy khóc và khó ăn uống.

Viêm lợi do sử dụng một số thuốc trên có thể nhận biết qua những triệu chứng sau:

  • Viêm nướu, bọng răng gây đau cho trẻ, khiến trẻ quấy khóc.
  • Lợi vẫn giữ nguyên màu hồng hào, không bị chảy máu.
  • Xơ nướu.
Trẻ sơ sinh thường quấy khóc khi bị viêm nướu

Viêm lợi do bệnh lý liên quan đến máu

Phần biểu mô xung quanh răng, lợi chứa rất nhiều các mạch máu nhỏ, do vậy nếu trẻ mắc các bệnh lý về máu có thể gây nên những hậu quả ở vùng này, điển hình là viêm lợi. Với những trường hợp này, ba mẹ cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị bởi bệnh khá nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Cần lưu ý một số đặc điểm điển hình sau để biết trẻ đang bị viêm lợi do bệnh lý liên quan đến máu:

  • Nướu của trẻ chuyển sang màu đỏ rực, rất dễ bị chảy máu dù chỉ tác động nhẹ.
  • Các vết loét hình thành trên bề mặt lợi.
  • Trẻ bị xuất huyết dưới da.
  • Trẻ tăng tiết nước bọt nhiều.

Sưng lợi do hoại tử

Một trong những loại viêm lợi nguy hiểm nhất là viêm lợi hoại tử. Đây là tình trạng viêm nhiễm nặng do virus, vi khuẩn, gây những tổn thương trên diện rộng, phá hủy cả phần mô mềm và mô cứng ở nướu. Ngoài ra, việc các mảng bám tích tụ hình thành cao răng và không được lấy thường xuyên cũng có thể dẫn đến viêm lợi do hoại tử.

Một số đặc điểm điển hình của loại viêm lợi này:

  • Phần lợi sưng đỏ, các mạch máu thậm chí còn nổi lên và nhìn được bằng mắt thường.
  • Lợi bị tụt làm lộ cả phần chân răng.
  • Cao răng đọng lại ở cả răng và phần dưới lợi.

So sánh

Dựa trên nguyên nhân và một số biểu hiện của từng loại nêu trên, có thể phân biệt các dạng viêm nướu khác nhau thường gặp ở trẻ, từ đó có các giải pháp xử trí phù hợp.

Thông thường, đối với viêm lợi thông thường, bệnh thường biểu hiện ở mức độ nhẹ, trẻ có thể khỏi chỉ sau vài ngày đến 1 tuần chữa trị. Tuy nhiên, đối với các loại viêm lợi còn lại, bệnh cũng có thể khỏi sớm nhưng cũng có thể kéo dài nếu có các biểu hiện nặng. Điều quan trọng là ba mẹ cần phân biệt rõ các loại bệnh để giúp bé nhanh chóng khỏe mạnh.

Cách xử trí viêm lợi ở trẻ an toàn và hiệu quả

Cách xử trí

Dù là tình trạng viêm nặng hay nhẹ, hay do bất cứ nguyên nhân nào thì việc trẻ bị khó chịu, quấy khóc là không thể tránh khỏi. Do đó, việc quan trọng ba mẹ cần làm là khiến trẻ thoải mái hơn, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng viêm lợi. Dưới đây là một số phương pháp xử trí khi trẻ bị viêm lợi an toàn, hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng:

  • Vệ sinh miệng cho trẻ 2 lần/ngày. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ đã mọc răng sữa, ba mẹ có thể sử dụng gạc mềm quấn quanh ngón trỏ, nhúng vào nước ấm hoặc các dung dịch làm sạch miệng để vệ sinh nhẹ nhàng răng và nướu cho bé.
  • Giúp trẻ súc miệng sau các bữa ăn và sau khi đánh răng bằng nước muối sinh lý.
  • Hạn chế các thực phẩm nóng, mặn trong khẩu phần ăn cho bé để giảm các kích thích đến phần nướu bị tổn thương.
  • Nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tính mát, kháng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn. Có thể sử dụng nha đam, mật ong, dưa chuột,… thoa lên vùng viêm lợi của trẻ khoảng 2-3 lần/ngày.
Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé bị viêm lợi

Thông thường đối với các trường hợp sưng lợi nhẹ, trẻ sẽ khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm diễn biến nặng, ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn. Một số biện pháp sau có thể được áp dụng tùy theo mức độ và nguyên nhân gây sưng nướu:

  • Lấy cao răng và các mảng bám tồn đọng trong miệng bé: việc lấy cao răng sẽ được các bác sĩ nha khoa thực hiện và ba mẹ sẽ được hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng để giúp trẻ loại bỏ các mảng bám phần chân răng.
  • Dùng thuốc kháng sinh: trường hợp viêm lợi kèm chảy máu và có mủ, có thể trẻ sẽ được chỉ định sử dụng một số kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, từ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Cần lưu ý, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Phẫu thuật: nếu sưng nướu tiến triển nặng dẫn đến viêm nha chu, trẻ có thể sẽ cần phẫu thuật tái tạo các mô nha chu.

Dụng cụ hỗ trợ vệ sinh miệng đúng cách

Để có thể đẩy lùi bệnh viêm lợi nhanh chóng và hiệu quả, ba mẹ cần lựa chọn đúng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng cho bé. Đối với các bé sơ sinh, khi trẻ chưa sử dụng được bàn chải đánh răng, các miếng băng, gạc sẽ là sự trợ giúp hoàn hảo giúp ba mẹ làm sạch phần nướu cho trẻ một cách dễ dàng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gạc vệ sinh gây bối rối cho ba mẹ do không biết chọn loại nào cho phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn hàng đầu mà ba mẹ cần để ý:

  • Chất liệu sản phẩm: gạc cần mềm mại, tránh các loại có chất liệu thô cứng vì có thể làm tổn thương thêm phần lợi của trẻ.
  • Dịch tẩm trong gạc: nên lựa chọn các loại gạc đã được tẩm sẵn các dung dịch có khả năng kháng khuẩn, chống viêm để hiệu quả điều trị viêm lưỡi được tăng cường, đồng thời tiết kiệm thời gian chuẩn bị dịch lau miệng cho bé.
  • Nguồn gốc sản phẩm: gạc cần được sản xuất tại các cơ sở uy tín và được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thấu hiểu nỗi lòng ba mẹ khi chọn gạc vệ sinh cho bé, gạc Diệp An Nhi tự hào đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên và đem đến cho ba mẹ giải pháp hoàn hảo trong quá trình chăm sóc bé bị viêm lợi. Với sự hiệu quả, an toàn, gạc Diệp An Nhi hiện được rất nhiều các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng và nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng.

Gạc Diệp An Nhi giúp bé đẩy lùi bệnh nấm lưỡi

Biện pháp giảm thiểu viêm lợi ở trẻ sơ sinh

Để giảm thiểu và phòng tránh viêm lợi cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chú ý thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:

  • Vệ sinh khoang miệng của trẻ đều đặn 2 lần/ngày. Cần sử dụng các loại gạc vệ sinh mềm mại, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, thực hiện nhẹ nhàng tránh gây tổn thương nướu của trẻ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh cho bé. Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và đường do khả năng tạo ra các mảng bám tồn tại trong miệng trẻ.
  • Với những trẻ đang mọc răng sữa, cần hạn chế trường hợp trẻ chà xát lợi nhiều, gặm các vật cứng để tránh gây tổn thương nướu.
  • Đưa trẻ đi khám định kỳ 3-6 tháng/lần để lấy cao răng và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh viêm nướu để xử trí kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp vì sao trẻ bị sưng lợi và các dấu hiệu để ba mẹ nhận biết. Viêm lợi ở trẻ không khó chữa, điều quan trọng là ba mẹ cần phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết có thể giúp ba mẹ tự tin trong việc chăm sóc bé hàng ngày và giúp con có sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Xem thêm: