fbpx
Diep An Nhi

Da bé bị khô phải làm sao? Điều trị tại nhà và cách phòng ngừa

14/01/2021 43 Xem

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm. Những năm tháng đầu đời bé có thể gặp nhiều tình trang về da như da khô, bong tróc…

Da bé bị khô do nhiều nguyên nhân khác nhau, do thời tiết hanh khô, độ ẩm trong phòng không đủ hoặc do các biểu hiện về các bệnh ngoài da mà bé mắc phải.

Cùng tìm hiểu những cách điều trị tại nhà & phòng ngừa khi da bé bị khô.

Biểu hiện, triệu chứng khi da bé bị khô

Làn da của trẻ không chỉ mỏng mà còn vô cùng nhạy cảm. Da của bé tiết ít dầu và khô hơn so với da của người lớn nhất là trẻ sơ sinh.

Giai đoạn những năm đầu đời bé có sức đề kháng yếu hơn nên làn da của bé cũng nhạy cảm hơn rất nhiều. Không khí, độ ẩm, sự thay đổi của thời tiết đều ảnh hưởng đến da của bé. Mẹ có thể thấy rõ được làn da của bé bị khô thông qua những triệu chứng, biểu hiện sau đây:

  • Da bé bị khô sần, thô ráp. Những khu vực da bị khô một thời gian sẽ xuất hiện bong tróc, sạm đen. Các nếp nhăn, vết nứt cũng là những dấu hiệu da bé cần thêm độ ẩm.
  • Da bé xuất hiện các vùng da đỏ, sậm màu hơn những vùng khác. Các vùng da khô thường xuyên ở bàn tay, bàn chân, mặt và môi.
  • Da bé xuất hiện các vùng da đỏ, khô và nổi mụn nước thì mẹ có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa,…và một vài bệnh khiến cho tình trạng da bé bị khô bong tróc, mẩn đỏ.
Da bé bị khô sần và mẩn đỏ
Da bé bị khô sần và mẩn đỏ

Nguyên nhân nào khiến da bé bị khô nẻ, sần, ngứa, mẩn đỏ

Hầu hết mọi em bé (và cả người lớn) đều sẽ phải đối mặt với tình trạng khô da. Tuy nhiên trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) thì tình trạng này sẽ xảy ra với mức độ thường xuyên hơn nếu các bậc phu huynh không chăm sóc da bé đúng cách. Da bé bị khô nẻ, nổi sần là do những nguyên nhân nào?

  • Da bé bị khô do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và không khí khô. Đặc biệt vào mùa đông, thời tiết và không khí làm mất độ ẩm bình thường của da.
  • Bé tắm với nhiệt độ nước không thích hợp. Thông thường là quá nóng sẽ khiến cho lớp sừng bên ngoài dễ bong tróc và có nhiều da chết. Vậy nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là phù hợp? Tìm hiểu thêm để có thể pha nước tắm cho bé một cách chuẩn nhất nhé.
Da bé bị khô khi trời lạnh
Da bé bị khô khi trời lạnh

Da bé bị khô có phải là bệnh hay không? Không phải da bé bị khô là bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp bé bị bệnh ngoài da và có triệu chứng khô da, ngứa như viêm da cơ địa, chàm sữa, hăm tã… Nếu không chăm sóc da bé đúng cách sẽ khiến cho tình trạng da bé thêm tồi tệ.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và khô da có thể có một vài triệu chứng chung. Nhưng luôn có sự khác biệt cơ bản (mẹ hãy theo dõi tình trạng da bé cẩn thận và hỏi thêm tư vấn của bác sĩ hoặc các mẹ có kinh nghiệm để chắc chắn).

Có những cách nào để cung cấp độ ẩm cho da bé?

Có nhiều cách để bổ sung và cung cấp độ ẩm cho da bé. Các mẹ, bố có thể tự điều trị và bổ sung ẩm cho da bé bị khô bong tróc, mẩn đỏ bằng các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà.

  • Dưỡng ẩm. Dưỡng ẩm. Dưỡng ẩm. Đây là key words cho việc cung cấp ẩm cho da bé. Sau mỗi lần tắm, khi da bé được lau khô thì mẹ có thể thoa dầu hoặc kem dưỡng da lên làn da hơi ẩm của bé. Phụ huynh nên lưu ý về các chỉ số an toàn, không gây kích ứng trong các sản phẩm dầu dưỡng hoặc kem dưỡng khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Dưỡng ẩm da cho bé là yếu tố quan trọng
Dưỡng ẩm da cho bé là yếu tố quan trọng
  • Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa thì hãy cho bé bú thường xuyên để bổ sung thêm nước vào cơ thể cho bé. Nếu bé quen với việc chỉ bú duy nhất sữa mẹ thì mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức cho bé. Việc bú nhiều đồng nghĩa với việc bé cũng đi vệ sinh nhiều hơn nhưng việc bú nhiều sữa hơn sẽ cung cấp đủ nước cho làn da của trẻ.
Bổ sung thêm nước bằng cách cho bé ú thêm nhiều lần
Bổ sung thêm nước bằng cách cho bé ú thêm nhiều lần
  • Nếu bình thường bé chỉ tắm với nước ấm thông thường thì mẹ có thêm một chút bột yến mạch vào nước tắm của bé. Bột yến mạch dạng keo là chất siêu toả nhiệt trong thời gian tắm của bé. Nếu không có bột yến mạch dạng keo mẹ có thể bọc bột yến mạch vào một chiếc khăn sạch, xoắn lại, ngâm nước và vắt, nhỏ nước này lên vùng da bé bị khô. Đơn giản hơn mẹ có thể tìm một loại nước tắm có thể giữ ẩm cho bé như nước tắm thảo dược Diệp An Nhi với công thức dưỡng ẩm Aquaxyl độc quyền.
Lựa chọn nước tắm cho bé phù hợp
Lựa chọn nước tắm cho bé phù hợp
  • Đối với các mảng da bé bị khô nứt, sần ngứa lan rộng thì các bậc phụ huynh nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa để có thể có những phương pháp đặc biệt cho da bé khô nghiêm trọng.

Da bé bị khô bôi gì?

Bổ sung độ ẩm cần thiết cho da bé bị khô nẻ thông qua các sản phẩm dầu dưỡng, kem dưỡng da là biện pháp tăng ẩm đơn giản tại nhà mà mẹ có thể giúp bé.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh an toàn, nhẹ dịu. Điều mẹ cần làm chỉ là tìm một loại kem dưỡng ẩm thích hợp với da của bé. Mẹ có thể tham khảo bài viết: Top 7 kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh an toàn, nhẹ dịu để tìm loại kem nào thích hợp với da bé nhà mình.

Bổ sung độ ẩm cho da bé bằng các loại kem dưỡng ẩm
Bổ sung độ ẩm cho da bé bằng các loại kem dưỡng ẩm

Ngoài ra có một số những lưu ý đặc biệt dành cho các mẹ khi lựa chọn các dòng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh và bôi kem cho bé:

  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm theo độ tuổi của bé. Bởi vì mỗi độ tuổi khác nhau bé lại cần lượng ẩm cần thiết cho da khác nhau vì thế riêng đối với trẻ sơ sinh và trẻ em các mẹ nên tìm hiểu kỹ điều này.
  • Với da bé bị khô do các bệnh ngoài da thì mẹ nên tìm đúng loại kem đặc trị chuyên dụng như kem bôi chàm sữa, kem trị hăm…hoặc kem dành cho bé có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng…
  • Lựa chọn các kem dưỡng ẩm có thành phần, nguồn gốc tự nhiên được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín có nguồn gốc rõ ràng.

Chăm sóc, ngăn ngừa da bé bị khô

Để ngăn ngừa da bé bị khô thì các mẹ, bà có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc da bé tại nhà bằng các phương pháp phù hợp với những lưu ý cụ thể:

  • Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh: Thời gian tắm ngắn và không cần thiết phải tắm hằng ngày cho trẻ. Mỗi lần tắm mẹ có thể tắm trong phạm vi thời gian khoảng 10 phút. 1 tuần tắm 2 – 3 lần – trừ khi bé thực sự cần tẩy tế bào chết thêm. Sử dụng nước ấm với nhiệt độ thích hợp. Việc sử dụng nước quá nóng sẽ dẫn đến tình trạng da bé dễ bị khô và an toàn hơn vì không thể làm bỏng bé.
  • Lựa chọn sản phẩm nước tắm, sữa tắm cho bé phù hợp. Việc sữa tắm có nhiều bọt cũng có thể gây khô da hơn các sản phẩm ít bọt và dễ gây kích ứng vùng kín của trẻ nhỏ. Lựa chọn các sản phẩm nước tắm có nguồn gốc tự nhiên, không gây kích ứng thay vì các loại sản phẩm sữa tắm thông thường.
Các bậc phụ huynh có thể chăm sóc da bé tại nhà
Các bậc phụ huynh có thể chăm sóc da bé tại nhà
  • Vỗ nhẹ da bé sau khi tắm. Sử dụng kem dưỡng ẩm và massage nhẹ nhàng cho da bé. Chống chà mạnh lên da bé vì da bé rất mỏng có thể bị xước sát.
  • Giữ độ ẩm thích hợp và nhiệt độ phòng hợp lý. Giữ nhiệt độ phòng khoảng 20°C là hợp lý nhất (cả mùa đông và mùa hè). Nếu có thể mẹ nên sử dụng máy cấp ẩm cho cả căn phòng vào mùa đông.
  • Chăm sóc da bé vào mùa đông các mẹ nên lưu ý mặc quần áo ấm cho bé. Găng tay và mũ giúp da bé không bị gió thổi. Các mẹ cũng nên bôi thêm kem dưỡng ẩm để da bé không bị nứt nẻ vào những ngày lạnh giá.

Da bé bị khô do thiếu ẩm, bằng nhiều cách khác nhau mà cha mẹ có thể tự chữa cho bé tại nhà. Hy vọng với những biện pháp, cách chăm sóc khi da bé bị khô mà Diệp An Nhi đề xuất ở trên sẽ giúp các mẹ có được cách làm tốt nhất để bé có làn da khoẻ mạnh. Chia sẻ thêm các cách đặc biệt chăm sóc da bé nếu mẹ có bí quyết nhé!

Xem thêm: