fbpx
Diep An Nhi

Chữa mụn nước cho trẻ bằng cách nào?

25/10/2022 30 Xem

Trẻ bị mụn nước là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt trong điều kiện vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến các nốt phồng rộp nổi lên. Vậy chữa mụn nước cho trẻ bằng cách nào để tránh nhiễm trùng và nhanh khỏi nhất? Diệp An Nhi sẽ cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn nước cho trẻ trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng trẻ bị mụn nước

Mẹ cần nhận biết đúng triệu chứng để có thể chữa mụn nước cho trẻ kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện của mụn nước trên da trẻ:

  • Dưới da nổi lên một bọc nhỏ chất lỏng trong suốt.
  • Mụn nước có thể xuất hiện trong lòng bàn tay, gót chân hoặc ngón chân do ma sát khi trẻ đi lại và cầm nắm đồ vật.
  • Mụn máu: bọc máu nổi lên và cũng được bao phủ bởi da, mụn xuất hiện khi trẻ bị kẹp tay. Mụn có màu tím hoặc đỏ thẫm.
  • Trẻ cũng có thể xuất hiện các nốt phồng rộp mà không có nguyên nhân.

Nguyên nhân trẻ bị mụn nước

Có khá nhiều lý do khiến mụn nước xuất hiện trên da của bé yêu. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Ma sát là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của mụn nước. Sự tiếp xúc, chà xát khiến cho tay, chân bé xuất hiện các nốt phồng rộp.
  • Bỏng hóa chất hoặc bỏng nhiệt ở mức độ 2.
  • Trẻ bị chân tay miệng do virus Coxsackie cũng khiến lòng bàn tay và lòng bàn chân trẻ xuất hiện mụn nước.
  • Chốc lở là vi khuẩn tụ cầu tấn công và tạo ra các vết phồng rộp trên da trẻ.
  • Trẻ bị cháy nắng ở mức độ 2.
  • Hội chứng bong da do tụ cầu (Staphylococcal scalded skin syndrome) là hiện tượng da trẻ xuất hiện các bọng nước lớn lan rộng, đóng vảy và bong ra. Bệnh nhiễm trùng da này chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ bị mụn nước do ma sát ở bàn tay và bàn chân

Đặc điểm
  • Nốt mụn nước do ma sát xuất hiện là kết quả bởi các lực tác động nên da trẻ làm trầy xước lớp da trên cùng tạo ra một lớp chất lỏng ở giữa tại đúng vị trí da bị ma sát.
  • Nốt mụn nước ở tay có thể do trẻ cầm nắm vật gì đó quá nhiều, quá chặt như: một món đồ chơi nào đó, bám vào dụng cụ tập đi… Nốt mụn nước ở chân có thể do trẻ đi đôi giày mới bị cọ xát ở phần mặt sau của gót chân, hoặc trẻ đi giày dép quá chật… Các nốt phồng rộp có thể to hoặc bé tùy mức độ cọ xát.

  • Mụn nước do ma sát chủ yếu xuất hiện tại vùng bàn tay và bàn chân và chúng nhìn như một bọng nước trong suốt ở bên dưới da. Chúng có thể tồn tại ở giữa các ngón tay, trong lòng bàn tay, đầu ngón chân, đầu ngón tay, mặt bên của bàn chân và gót chân.
  • Trẻ bị mụn nước phồng rộp do ma sát sẽ đau và có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu mẹ chăm sóc không cẩn thận.
  • Hầu hết mọi trường hợp không chọc mụn nước vì nó sẽ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, những mụn to sẽ cần được dẫn lưu nên bác sĩ sẽ chọc 1 lỗ nhỏ nhưng phải đảm bảo khử khuẩn kim chọc.
Cách chữa mụn nước cho trẻ do ma sát

Các mụn nước bé và không gây đau đớn quá mức cho trẻ có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà bằng cách vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn cho trẻ và để vết thương tự lành. Tuy nhiên, cách chữa mụn nước lớn cho trẻ sẽ cần phải tới cơ sở y tế. Bác sĩ có thể sẽ dùng kim sạch để chọc bọc nước, sau đó bôi thuốc kháng sinh và băng lại cho trẻ. Mẹ có thể thực hiện việc này tại nhà nhưng rất dễ gây nhiễm khuẩn vết thương. Tốt nhất, bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được điều trị. Trong một số trường hợp trẻ quá đau, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau.

Trong thời gian trẻ bị mụn nước, mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi dịu nhẹ, không khiến trẻ bị đau, xót đồng thời vẫn giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa các nốt mụn bị nhiễm trùng.

Cách bảo vệ những nốt mụn nước
  • Chính vì khi bị vỡ các nốt mụn nước sẽ dễ bị nhiễm trùng rất nguy hiểm nên chúng ta cần bảo vệ các bọng nước này để chúng không bị vỡ ra bằng tránh cho chúng bị cọ xát.
  • Cần che chắn nhẹ nhàng các nốt mụn nước để chúng tránh bị va chạm.
  • Không nên đi giày dép cứng, chật làm tăng khả năng chà xát. Bạn nên cho trẻ đi những đôi dép thoải mái, thông thoáng.
  • Cắt móng tay của trẻ.
Hướng dẫn chọc nốt mụn nước

Đối với các nốt mụn nước to, việc xả dịch bên trong sẽ giúp trẻ bớt đau đớn và nhanh khỏi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhấn mạnh rằng bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ thực hiện thao tác này. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện việc chọc mụn như sau:

  • Rửa sạch vùng da có mụn nước bằng nước ấm và xà phòng sau đó dùng cồn 70 độ để sát trùng mụn nước.
  • Sử dụng kim tiêm tiệt trùng trong vỉ.
  • Ấn nhẹ mụn để dịch dồn sang một bên, tạo độ phồng.
  • Chọc kim xuyên qua mụn để tạo thành 2 lỗ thủng và rung lắc kim nhẹ cho các lỗ to hơn.
  • Rút kim và ấn cho chất lỏng chảy ra ngoài.
  • Để nguyên phần da còn lại để giúp phòng tránh nhiễm khuẩn cũng như chà xát.
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh cho trẻ.
  • Băng nhẹ nhàng vết thương.
Chăm sóc nốt mụn nước bị vỡ

Nếu không may nốt mụn nước của trẻ bị vỡ ra do va chạm thì bạn cần chăm sóc vùng da bị tổn thương như sau:

  • Sau khi nốt mụn nước bị vỡ, bạn hãy để cho dung dịch trong suốt chảy ra hết và để khô ráo, đồng thời thời giữ nguyên lớp da bên ngoài để bảo vệ da non bên dưới.
  • Sau đó rửa tay trẻ bằng nước ấm, bôi dung dịch sát khuẩn betadine để giúp kháng khuẩn.
  • Bôi thuốc mỡ chứa kháng sinh và băng lại nhẹ nhàng.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong quá trình chữa mụn nước

Hầu hết các trường hợp mụn nước sẽ khô lại và tự bong ra mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài từ 1- 2 tuần và trẻ thường ngứa gãi dẫn đến vỡ bọng nước.
Bạn hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ trong trường hợp:

  • Trẻ bị sốt và nốt mụn nước bị nhiễm trùng, có mủ trắng hoặc xuất hiện các mẩn đỏ lan rộng.
  • Trẻ bị nổi mụn nước trên mặt mà không xác định rõ được nguyên nhân.
  • Trẻ mệt mỏi.
  • Trẻ đau dữ dội.
  • Có quá nhiều vết phồng rộp.

Phòng tránh mụn nước do ma sát

Để ngăn ngừa trẻ bị mụn nước do ma sát, cố gắng giảm lực ma sát bằng cách lót ở giữa tay/chân trẻ và các vật dụng khác một lớp chất liệu nào đó mềm mại, đồng thời cần hạn chế để trẻ cầm nắm liên tục hoặc đi những đôi giày, dép chật.

Bài viết có liên quan: Mụn nước ở trẻ em

 

Xem thêm: