fbpx
Diep An Nhi

[Chi tiết] Từ A đến Z bệnh sốt xuất huyết ở trẻ cha mẹ cần biết

02/06/2023 10 Xem

Mùa mưa, thời tiết nồm ẩm tới là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của muỗi. Cũng là khoảng thời gian gia tăng lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Hãy cùng Diệp An Nhi tham khảo cách nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và các kiến thức bổ ích khác về bệnh lý này qua bài viết sau đây!

Bệnh sốt xuất huyết

Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Dưới đây là những hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, giúp các bậc phụ huynh nhanh chóng phát hiện con bị sốt xuất huyết và có phương pháp xử trí đúng đắn.

Trẻ có đốm nhỏ li ti màu đỏ dưới lỗ chân lông

Hình ảnh trẻ nổi mẩn đỏ li ti dưới lỗ chân lông
Hình ảnh trẻ nổi mẩn đỏ li ti dưới lỗ chân lông

Trẻ bị toàn thân phát ban

Hình ảnh trẻ bị phát ban toàn thân
Hình ảnh trẻ bị phát ban toàn thân

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay còn được gọi là sốt xuất huyết Dengue do virus Dengue(chi Flavivirus, họ Flaviviridae) gây ra nhờ truyền qua trung gian gây bệnh là muỗi vằn khi đốt đưa virus gây bệnh vào máu người.

Bệnh có thể gây các triệu chứng như cúm nặng, đôi khi gây biến chứng hoặc dẫn đến tử vong. Ở trẻ em, đa số mắc sốt xuất huyết đều có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày.

Tuy nhiên, do ba mẹ phát hiện không kịp thời, chăm sóc không đúng cách hoặc 1 số trẻ có sức đề kháng yếu sẽ xuất hiện biểu hiện nặng và dẫn đến biến chứng, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là virus Dengue
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là virus Dengue

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra do muỗi vằn là trung gian truyền bệnh và người là ổ chứa virus chính.

Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày và chỉ có muỗi cái mới có thể đốt người và truyền bệnh, đặc biệt là trong vùng lưu hành dịch Dengue.

Sau khi muỗi cái Aedes hút máu của một người nhiễm virus dengue, virus này sẽ ở trong cơ thể muỗi khoảng từ 8 đến 11 ngày. Và trong khoảng thời gian đó, muỗi có thể truyền bệnh cho người khỏe mạnh.

Virus Dengue gồm 4 chủng khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 . Người nhiễm với một chủng virus có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó.

Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ mắc các chủng khác, dẫn đến khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần trong đời.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường từ 4 đến 10 ngày. Trong đó thời gian phát bệnh thường bắt đầu vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi nhiễm virus.

Tuy nhiên, thời gian này có thể dao động tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Có những trường hợp thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 14 ngày sau khi bị muỗi mang virus chích.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

Việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.

Hãy cùng điểm qua những triệu chứng sốt xuất huyết nổi bật ở trẻ em ngay sau đây để nhận biết sớm bệnh lý này ở trẻ.

  • Sốt cao trên 38,5 độ C, có thể lên đến 40,5 độ C.
  • Đau đầu, đau mắt, đau cơ, đau khớp.
  • Mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, hay quấy khóc.
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen.
  • Xuất hiện các đốm phát ban 3 – 4 ngày sau khi sốt và dần thuyên giảm sau 1 – 2 ngày và có thể nổi ban tiếp vào vài ngày sau đó.
  • Có thể xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như chảy máu từ mũi, lợi, niêm mạc ruột hoặc da, dễ bầm tím hoặc xuất hiện huyết khối.

Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện chảy máu cam, chảy máu răng, nướu hoặc dưới da gây ra vết bầm tím nếu tình trạng sốt xuất huyết trở nặng.

Nếu phát hiện các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Hình ảnh trẻ mệt mỏi vì sốt xuất huyết
Hình ảnh trẻ mệt mỏi vì sốt xuất huyết

Tuy theo từng giai đoạn bệnh các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ khác nhau. Chúng ta có thể chia bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thành 3 giai đoạn chính sau:

  • Giai đoạn đầu: Trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu thường khó phân biệt với các bệnh sốt do virus thông thường.

Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao đột ngột từ 39-40 độ và kéo dài liên tục trong 1-2 ngày đầu khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu.

  • Giai đoạn xuất huyết: Sau giai đoạn đầu, trẻ tiến vào giai đoạn 2 – giai đoạn nguy hiểm, thường kéo dài từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi bắt đầu có triệu chứng sốt.

Lúc này, trẻ có thể bị bứt rứt, khó chịu và quấy khóc. Đối với trẻ lớn hơn, triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, không muốn ăn và buồn nôn.

Khi cha mẹ quan sát trên da của trẻ, có thể thấy biểu hiện sung huyết, hai mắt đau nhức và có thể chảy máu chân răng hoặc máu cam, tiểu ra máu.

  • Giai đoạn phục hồi: Nếu ở giai đoạn 2 trẻ được điều trị đúng cách, bệnh sẽ có tiến triển tốt và chuyển qua giai đoạn 3 – giai đoạn phục hồi.

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu hết sốt và sức khỏe dần hồi phục.

Trẻ có cảm giác thèm ăn, huyết áp ổn định, đi tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng dần trở lại mức bình thường.

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Dùng tay phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết
Dùng tay phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ em có các triệu chứng giống với các bệnh do virus thông thường. Đặc biệt giống với sốt phát ban khiến các bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, sốt xuất huyết vẫn có những biểu hiện đặc biệt khác với sốt phát ban.

Tác nhân gây bệnh

Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus thông thường và chiếm đa số là virus đường hô hấp, hầu hết là virus lành tính.

Còn sốt xuất huyết nguyên nhân là do virus Dengue lây truyền qua muỗi cái Aedes aegypti.

Biểu hiện lâm sàng

Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết và sốt phát ban giống nhau, trung bình khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên, sốt phát bạn khởi phát với triệu chứng của sốt siêu vi phát ban, sốt từ 38 đến 39 độ, cảm giác mệt mỏi, lừ đừ.

Còn sốt xuất huyết có triệu chứng giống cảm cúm, sốt 39 – 40 độ C liên tục trong nhiều ngày.

Kết hợp với cảm giác buồn nôn, đau hốc mắt, tiêu chảy, sổ mũi và nhức mỏi cơ bắp.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hình ảnh phụ huynh chăm sóc cho trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Hình ảnh phụ huynh chăm sóc cho trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Hiện tại, sốt xuất huyết vẫn chưa có các thuốc đặc trị nên ba mẹ cần chú ý phòng ngừa và phát hiện cũng như điều trị sớm đúng cách, kịp thời cho bé.

Khi mới bắt đầu phát bệnh, đa số trẻ chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, ba mẹ có thể chăm sóc bé ngay tại nhà như sau:

  • Cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Ba mẹ có thể liên hệ hoặc đưa con đến phòng khám để lấy những loại thuốc có thể làm giảm nhẹ triệu chứng cũng như hạ sốt cho trẻ.

  • Bổ sung nhiều nước

Sốt xuất huyết khiến trẻ bị mất nước nhiều, do đó mẹ nên cho bé uống nhiều nước đặc biệt là nước điện giải Oresol.

Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ nên tăng số cữ bú lên. Đối với trẻ đã biết ăn, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp để dễ tiêu hóa.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ba mẹ cần cho trẻ ăn nhiều hoa quả bổ sung Vitamin C giúp tăng đề kháng cho trẻ. Thức ăn giàu dinh dưỡng cũng được ưu tiên trong giai đoạn này để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể, giúp trẻ lấy lại sức.

  • Lau mát cho trẻ

Trẻ sốt, thân nhiệt tăng cao và đổ mồ hôi nhiều khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Ba mẹ nên chuẩn bị khăn ấm lau ở các bộ phận dễ thoát nhiệt cho trẻ như nách, bẹn.

  • Dành nhiều thời gian trấn an trẻ, cho trẻ nghỉ ngơi, hồi sức

Vì sốt xuất huyết khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi nên ba mẹ cần quan tâm để trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

Tuyệt đối không áp dụng những phương pháp dân gian chưa có bằng chứng khoa học

Như chà lá trầu hay cạo gió,… vì những phương pháp đó có thể làm tình tổn thương da của trẻ nặng hơn.

  • Ba mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ

Khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ vì một số loại thuốc hạ sốt như Aspirin, Ibuprofen. Do có thể khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo dõi sát sao

Để phát hiện và xử lý kịp thời nếu tình trạng bệnh của trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện bị sốc như đau bụng, nôn nhiều, chân tay lạnh toát, không tỉnh táo, da bầm, môi xám, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức về căn bệnh này và biết cách điều trị tại nhà cho trẻ sao cho hiệu quả.

Xem thêm: