Các dạng rôm sảy thường gặp ở trẻ em vào những lúc thời tiết nắng nóng, tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó khiến bé vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Vậy rôm sảy là gì? Và cách điều trị rôm sảy như thế nào? Hãy cùng Diệp An Nhi tìm hiểu chi tiết về các dạng rôm sảy thông qua bài viết sau đây nhé!
Rôm sảy là hiện tượng kích ứng da ở trẻ, và nó xuất hiện phổ biến vào mùa hè. Bởi thời tiết nóng bức kèm với độ ẩm cao khiến các mao mạch trên da của bé giãn ra, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tạo ra rôm sảy. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng làm cho bé đổ nhiều mồ hôi, các tạp chất, bụi bẩn, bã nhờn bám vào cơ thể khiến tuyến mồ hôi bít lại và xuất hiện rôm sảy.
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở cổ, vai da đầu, phần lưng, ngực, nách hoặc trong háng của bé. Tuy bệnh có thể tự khỏi nhưng sẽ khiến bé vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Nếu bé gãi quá nhiều sẽ làm cho da bị xây xát và dễ nhiễm khuẩn. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về rôm sảy ở trẻ sơ sinh qua bài viết: https://diepannhi.vn/rom-say-o-tre-so-sinh
Các dạng rôm sảy không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, mà vẫn có nhiều trường hợp người lớn vẫn mắc phải. Thông thường rôm sảy sẽ được chia ra làm 3 dạng khác nhau. Hãy cùng Diệp An Chi tìm hiểu chi tiết của các dạng rôm sảy này nhé!
Rôm sảy tinh thể tên khoa học là Miliaria Crystalina, là dạng rôm sảy nhẹ nhất. Chúng xuất hiện do sang chấn thượng bì và bé tiết ra quá nhiều mồ hôi. Rôm sảy tinh thể thường ở dạng là những mụn nước nông, bên trong có chứa đầy những chất lỏng và sẽ vỡ ngay nếu gặp tác động từ bên ngoài.
Rôm sảy tinh thể có các nốt mụn nước nông nằm ở lớp sừng, sau khi khô sẽ để lại những mảng da mỏng bong lên nhưng không gây sẹo. Lý do gây ra rôm sảy tinh thể là do bé đang bị chậm phát triển hệ thống tuyến mồ hôi và ống mồ hôi.
Cách điều trị rôm sảy tinh thể: Để khắc phục tình trạng rôm sảy tinh thể, mẹ nên cho bé sinh hoạt ở những nơi thông thoáng, hạn chế để bé vã nhiều mồ hôi, mặc quần áo thông thoáng và có khả năng hút nước.
Rôm đỏ tên khoa học là Miliaria Rubra, là các dạng rôm sảy không chỉ xuất hiện ở trẻ em, mà có thể gặp ở cả người lớn. Rôm sảy đỏ sẽ nặng hơn vì nó nằm sâu ở bên trong lớp thượng bì. Rôm đỏ chỉ thường xuất hiện ở các vùng nóng ẩm, nó là những nốt mụn đỏ gây ngứa ngáy, thậm chí là đau rát. Thỉnh thoảng các nốt rôm đỏ sẽ có chất lỏng, sau đó chuyển sang viêm và mưng mủ.
Bé bị rôm sảy ở lưng thường là rôm sảy đỏ. Rôm sảy đỏ là những nốt sần đỏ tập trung thành những đám dày, nhiều trường hợp nổi hết vùng ngực và vùng lưng, loại rôm đỏ sẽ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm. Nguyên nhân rôm đỏ xuất hiện do những vi khuẩn tấn công, làm tắc và hóa sừng tuyến mồ hôi, từ đó những mồ hôi khi được tiết ra đều bị đọng lại và tạo thành rôm sảy đỏ.
Cách điều trị: Để điều trị rôm sảy đỏ, bố mẹ có thể sử dụng những sản phẩm giảm ngứa cho bé như mỡ Corticoid, mỡ kháng sinh hoặc kem dưỡng ẩm. Nên kết hợp thêm thuốc hạ sốt nếu bé bị sốt và sử dụng kháng sinh đường uống theo chỉ định của bác sĩ.
Rôm sảy sâu có tên khoa học là Miliaria Profunda, là các dạng rôm sảy xuất hiện khá ít. Nó sẽ nổi sớm mỗi khi bé vận động nhiều hay đổ nhiều mồ hôi, nhìn tương tự như bị nổi da gà. Rôm sảy sâu hình thành do những tuyến mồ hôi đã bị tổn thương nặng nề. Loại rôm sảy này sẽ xuất hiện ở phía sâu hơn lớp da, còn gọi là lớp hạ bì.
Biểu hiện của bệnh đó là xuất hiện các nốt có màu nhạt, các nốt sần từ 1 – 3 mm, thân cứng, nổi ở thân mình hoặc tay chân, không gây châm chích, ngứa ngáy nhưng lại có khả năng gây tổn thương tuyến mồ hôi vĩnh viễn. Các mẹ lưu ý khi trẻ bị rôm sảy đỏ trong thời gian dài và tái đi tái lại sẽ chuyển thành rôm sảy sâu.
Cách điều trị: Để điều trị rôm sảy sâu, bố mẹ cần đưa bé đi khám và sử dụng một số loại kem trị rôm sảy kèm thuốc uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy thường xuyên vệ sinh, giữ vùng da bé luôn sạch sẽ và thông thoáng, nhất là vào những ngày thời tiết nóng bức.
Tuy các dạng rôm sảy không phải là một dạng bệnh lý nguy hiểm, nhưng bố mẹ cũng có thể thấy nó sẽ khiến cho các bé vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Nhiều trường hợp bé gãi và chà xát mạnh dẫn đến xây xước da, rất dễ nhiễm trùng. Vậy nên khi bé bị rôm sảy, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc bé sao cho hiệu quả nhé!
Hiện nay, có rất nhiều phụ huynh áp dụng điều trị các dạng rôm sảy cho bé bằng các loại lá cây và dược liệu tự nhiên, ví dụ như: Lá dâu tằm, lá tía tô, lá khế chua, lá chè xanh, mướp đắng, lá kinh giới,… Nhưng vì da bé còn khá nhạy cảm và có thể dị ứng với một trong những loại thảo dược trên, mẹ hãy cẩn thận và lưu ý một số điều sau:
Ngoài ra, mẹ nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa các dạng rôm sảy trước cho bé, nhất là khi thời tiết bắt đầu vào mùa nắng nóng, ví dụ như:
Diệp An Nhi vừa chia sẻ tất tần tật các thông tin về các dạng rôm sảy: dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị. Những để chữa dứt điểm, bố mẹ nên đưa bé đến thăm khám và chăm sóc bé theo hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ nhé! Comment nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về bé cần được giải đáp nhé!