Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da thường mắc ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Bị chàm sữa da bé sẽ căng đỏ, đau rát, nổi mụn khiến cho bề mặt da bị tổn thương. Nguy cơ xấu nhất của bệnh là trẻ bị chàm sữa bội nhiễm và nhiễm trùng da. Cùng Diệp An Nhi tìm hiểu về bệnh chàm sữa, nguyên nhân, cách điều trị cùng với những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ nhé.
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là bệnh ngoài da thường mắc ở trẻ sơ sinh. Trẻ trong giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi rất dễ mắc căn bệnh này do hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Chàm sữa tuy không nguy hiểm đặc biệt nhưng rất khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần.
Chàm sữa nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ xấu nhất là bệnh phát triển thành chàm sữa bội nhiễm và nhiễm trùng da khi trẻ dùng tay gãi ngứa thường xuyên. Điều trị chàm sữa sai cách có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mĩ và cuộc sống của trẻ trong tương lai.
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây chàm sữa ở trẻ. Theo ghi nhận thì có thể xác định được nguyên nhân trẻ bị chàm sữa từ một số lý do sau đây:
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa thường có những biểu hiện gì? Chàm sữa gây ngứa, khiến trẻ khó chịu. Khu vực thường bị chàm sữa nhiều nhất là mặt và hai bên má. Dấu hiệu ban đầu thường gặp khi con mắc chàm sữa là bé xuất hiện các vết hồng ban kèm theo mụn nước nhỏ li ti. Da bé khô và bong tróc vảy trắng. Trẻ sẽ thường xuyên gãi khiến cho da bị tổn thương đồng thời việc gãi ngứa khiến cho da của bé bị viêm và gây ngứa nhiều hơn.
Da của bé sẽ bị mẩn đỏ hoặc có màu sậm hơn các vùng da khác trên cơ thể trẻ. Da khô và đóng vảy. Một số trường hợp da hơi sưng nhẹ, bề mặt da thô ráp. Sau khi lành, các vùng da bị chàm sữa có thể sáng màu hơn hoặc sẫm màu hơn các vùng da còn lại.
Viêm da dị ứng cũng là một dạng biểu hiện của chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh 6-12 tuần tuổi có thể bị viêm da dị ứng như phát ban trên mặt. Độ ẩm từ nước dãi của trẻ khiến cho da sẽ bị chàm nặng hơn. Đa phần chàm sữa sẽ giảm và biến mất khi trẻ lên 2 tuổi do hệ thống miễn dịch của trẻ tốt và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên khoảng một nửa số người bị viêm da dị ứng khi còn nhỏ sẽ mắc các bệnh khi trưởng thành.
Bệnh chàm sữa thực chất là một căn bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên nếu kéo dài và không được điều trị đúng cách có thể gây ra chàm bội nhiễm hoặc chàm thể trạng rất khó chữa. Bệnh chàm sữa là bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Chàm sữa ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi nếu cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ phù hợp.
Các triệu chứng chàm sữa ở trẻ nhỏ sẽ tự thuyên giảm khi trẻ được 2 tuổi – thời điểm mà sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ đã ổn định hơn. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần biết thêm những giai đoạn phát triển bệnh của chàm sữa để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh phát triển qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1 | Da căng đỏ ở mặt và bắt đầu thô ráp. |
Giai đoạn 2 | Vùng da ở 2 má xuất hiện mụn nước li ti mọc nhiều. |
Giai đoạn 3 | Mụn nước bị vỡ, chảy nước. Da bắt đầu bong. |
Giai đoạn 4 | Da non tiếp tục khô nứt. Da bong vảy khiến trẻ ngứa rát, đau tức khó chịu. |
Giai đoạn 5 | Giai đoạn chàm cấp. Mụn chảy nước, có mùi tanh, dễ gây biến chứng, nhiễm trùng. Bệnh có khả năng phát triển thành chàm sữa bội nhiễm, dễ biến chứng thành viêm da cơ địa. |
Phát hiện và điều trị sớm chàm sữa cho bé ngay từ những giai đoạn đầu giúp cho trẻ có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
” Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì?” hoặc trị chàm sữa như thế nào? Tuỳ vào từng giai đoạn bệnh khác nhau mà các bậc phụ huynh lựa chọn cách điều trị, chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa.
Ngay từ giai đoạn đầu khi hình thành các vết đỏ ở trên da bé nếu phụ huynh biết cách kiểm soát tốt thì sẽ ngăn chặn hình thành mụn sữa. Phát hiện và điều trị các triệu chứng chàm sữa sớm thì bé sẽ có khả năng tự khỏi trong 7 – 10 ngày (đối với những bé có hệ đề kháng tốt) hoặc kéo dài 2-3 tuần.
Riêng đối với một số bé có cơ địa hoặc sức đề kháng kém thì triệu chứng chàm sữa có thể diễn biến phức tạp hơn. Có nhiều cách thức điều trị chàm sữa theo biện pháp dân gian hoặc theo điều trị khoa học dưới lời khuyên của bác sĩ. Đa phần các mẹ chữa chàm sữa giai đoạn đầu sẽ sử dụng biện pháp tắm lá hoặc mua thuốc bôi, kem bôi trực tiếp vào vết chàm của trẻ. Tuy nhiên nếu bé bị chàm sữa nặng thì các bậc phụ huynh nên đưa bé trực tiếp đến bệnh viện để bác sĩ có thể khám và tư vấn trực tiếp.
Có 2 tiêu chí áp dụng phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Một là chế độ ăn uống của mẹ và hai là vệ sinh hằng ngày.
Khi con bị chàm sữa trong giai đoạn bú thì các mẹ nên kiêng một số loại thực phẩm trong giai đoạn này như sữa bò, hải sản, thịt bò, đậu nành, đậu phộng, đồ tanh, trứng… Bởi nếu mẹ ăn các đồ này, khi bé bú thì tình trạng bệnh của bé sẽ lan rộng hơn, khó chịu hơn. Tham khảo thêm bài viết: “Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì – danh sách nhóm 7 thực phẩm cần tránh“.
Lựa chọn một loại sữa tắm cho bé bị chàm hoặc nước tắm phù hợp với da trẻ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Các chất tạo bọt trong thành phần sữa tắm có thể kiến do da bé dễ bị kích ứng hơn. Tắm bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng ngứa do chàm sữa gây ra. Mẹ lựa chọn cho bé mặc các loại quần áo được tổng hợp từ sợi hữu cơ mềm mại, có khả năng thấm mồ hôi, thông thoáng cho da bé. Nơi ngủ của trẻ cần thông thoáng với độ ẩm cần thiết. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, động vật.
Diệp An Nhi gợi ý các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín cho các bậc phụ huynh khi con bị chàm sữa:
Miền Bắc:
Bệnh viện Nhi Trung Ương |
|
Khoa nhi – bệnh viện Bạch Mai |
|
Chuyên khoa Nhi – Phòng khám số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội |
|
Miền Nam:
Bệnh viện Nhi Đồng 1 |
|
Bệnh viện Nhi Đồng 2 |
|
Phòng khám Nhi – ĐH Y Dược TPHCM |
|
Ngoài các bệnh viện công lớn thì các bậc phụ huynh cũng có thể đưa con em đi khám tại các bệnh viện tư nhân như Vinmec, Hồng Ngọc…tuỳ theo tình hình kinh tế và mức độ thuận tiện.
Hỏi: Chàm sữa có mắc đi mắc lại nhiều lần không?
Trả lời: Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể tái lại nhiều lần nếu như phụ huynh không chữa trị kịp thời. Bệnh cũng có thể tự khỏi nếu bố mẹ biết cách chăm sóc trẻ phù hợp.
Hỏi: Bệnh chàm có lây không?
Trả lời: Chàm sữa là bệnh ngoài da không lây nhiễm.
Hỏi: Trẻ bú mẹ hay sữa công thức mới bị chàm sữa?
Trả lời: Chàm sữa là bệnh ngoài da của trẻ nhỏ không liên quan đến vấn đề trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Tuy nhiên trẻ bị chàm sữa khi còn bú thì mẹ nên kiêng một số loại thực phẩm không tốt ảnh hướng đến việc điều trị.
Hỏi: Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?
Trả lời: Chàm sữa không phải viêm da cơ địa mà chỉ là một dạng tổn thương xuất phát từ viêm da cơ địa.
Chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh không khó nếu mẹ biết cách. Hy vọng với những kiến thức, thông tin cần thiết về chàm sữa mà Diệp An Nhi giới thiệu trên đây sẽ giúp đỡ các bậc phụ huynh phần nào trong cách chăm sóc con.