Vàng da ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến thường xảy ra ở những trẻ sinh non (sinh thiếu tháng) và một trong những cách chữa vàng da đơn giản nhất chính là tắm nắng. Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da nhanh khỏi bệnh nhé.
Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây vàng da là do sự thay thế các hồng cầu sơ sinh bằng các hồng cầu trưởng thành hay còn gọi là tự phân hủy và tạo mới hồng cầu. Các hồng cầu sơ sinh bị đào thải liên tục sau sinh sẽ bị vỡ hàng loạt, làm cho nồng độ bilirubin trong trẻ tăng vọt và dẫn tới hiện tượng vàng da lâm sàng.
Trong quá trình mang thai, gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi. Vậy nên sau khi sinh, gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện để hoạt động đào thải nó. Kết quả là bilirubin bị tích tụ trong máu và gây vàng da ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh như:
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý:
Vàng da sinh lý có thể ở mức độ nhẹ, bình thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ sau sinh và thường biến mất trong vòng 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non.
Mức độ vàng da nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần vùng da mặt, cổ, ngực, vùng bụng phía trên rốn và không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…
Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.
Trong một số trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh.
Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật… bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.
Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp vào não làm cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời.
Tắm nắng rất tốt cho trẻ sơ sinh bởi những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và kích hoạt da sinh vitamin D3 giúp tăng cường 2 thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tắm nắng có lợi ích to lớn chính là tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy sức sống cho các tế bào. Các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có khả năng diệt khuẩn rất mạnh, khi chúng ta ở dưới ánh nắng từ nửa tiếng trở lên thì các vi khuẩn thông thường và một số độc bệnh sẽ bị tiêu diệt.
Tắm nắng còn đem lại tác dụng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng hiệu quả trao đổi chất. Tia tử ngoại của ánh nắng tự nhiên còn kích thích tái tạo hồng cầu trong tủy, nâng cao chức năng tạo máu nên giúp phòng ngừa thiếu máu cho trẻ. Nguồn vitamin D3 sẵn có trong da sau khi được tia tử ngoại của ánh nắng kích thích sẽ chế tạo và chuyển đổi thành vitamin D giúp xương bé chắc khỏe.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da là phương pháp đơn giản và hiệu quả để điều trị bệnh cho trẻ. Khi tiếp xúc với ánh nắng, bilirubin trong máu được loại bỏ tốt hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích ngay từ ban đầu cho trẻ mới sinh.
Bởi vì, lúc này em bé còn quá non nớt, nếu tắm nắng quá mức hoặc đúng cách có thể gây phản tác dụng, thậm chí gây tổn hại cho cơ thể em bé. Khi trẻ bị vàng da, điều đầu tiên các bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ đó là: Nên cho con bú sữa càng nhiều càng tốt. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho em bé, giúp trẻ phát triển tốt hơn và nhanh loại bỏ bilirubin trong máu hơn.
Sau khoảng 1-2 tuần, nếu trẻ sơ sinh vẫn bị vàng da. Bố mẹ mới nên cho trẻ tắm nắng.
Thời gian tắm nắng thích hợp cho trẻ sơ sinh bị vàng da vào mùa hè bắt đầu vào buổi sáng từ 7–9h, buổi chiều từ 16–17h. Còn tắm nắng vào mùa đông bắt đầu tắm vào buổi sáng từ 8–9h và buồi chiều từ 15–17h. Tuy nhiên, nếu thời tiết quá lạnh thì mẹ không nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng.
Đối với trẻ sơ sinh vừa chào đời vài ngày thì mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 5–10 phút, bởi làn da của trẻ vốn rất mỏng manh, rất dễ bị tổn thương. Sau đó vài ngày khi trẻ đã quen thì mẹ có thể tăng thời gian lên khoảng 15–20 phút và không nên tắm nắng quá 30 phút.
Ánh nắng mặt trời có thể giúp những đứa trẻ vàng da nhẹ (vàng da sinh lý) nhanh hết nhưng không thể điều trị được trường hợp vàng da sơ sinh nặng.
Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của bé, cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tiếp tục tăng thời gian lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.
Cho bé mặc quần áo và để hở phần bàn chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau ở ngày thứ 1. Những ngày tiếp theo, để hở từ đầu gối của bé rồi kéo dần lên đùi, bụng, ngực và tăng thêm 5 phút tắm nắng mỗi ngày. Thời gian tắm không nên quá 30 phút mỗi ngày.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da là cần thiết. Tắm nắng giúp trẻ đào thải bilirubin tốt hơn, giảm hiện tượng vàng da ở bé nhanh hơn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trong các phương pháp điều trị vàng da khác cho trẻ nếu bị vàng da nặng.