fbpx
Diep An Nhi

Cách nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh và hướng dẫn chăm sóc

21/01/2021 39 Xem

Chàm sữa là bệnh thường xuất hiện ở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên những ảnh hưởng đến làn da về sau. Do đó, các mẹ cần nắm rõ cách nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc, điều trị để con nhanh chóng hết bệnh, khỏe mạnh, vui vẻ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh còn được biết đến với tên bệnh lác sữa. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. Chàm sữa thường tái đi tái lại nhiều lần gây nên tình trạng viêm da mãn tính. Đồng thời gây rối loạn hệ miễn dịch, dễ để lại sẹo và ảnh hưởng tính thẩm mỹ về sau.

Chàm sữa thường xuất hiện ở vùng hai bên má và lan dần ra các bộ phận khác. Biểu hiện rõ nhất là những nốt mụn nước dễ vỡ và bong tróc tạo thành những mảng chàm ửng đỏ trên mặt. Theo thống kế, có đến 20% trẻ em sau khi sinh mắc chứng chàm sữa. Đây là một căn bệnh có tính phổ biến và dễ gặp, dù không quá nguy hiểm nhưng rất cần việc theo dõi, chăm sóc đúng.

Hình ảnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Hình ảnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Cách nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để phân biệt bệnh chàm sữa và các bệnh lý khác, mẹ có thể căn cứ vào những cách nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

Biểu hiện bên ngoài của trẻ

Khu vực hai má và tay chân của trẻ có những nốt mẩn đỏ, mụn nước li ti dễ vỡ, đóng mày và dễ bung ra, tróc vảy tạo thành những mảng chàm. Khi sờ tay vào vết chàm có cảm giác hơi khô, vảy nhỏ đóng li ti và bong tróc,…

Chàm sữa lâu ngày khiến vùng da của bé bị tổn thương nghiêm trọng
Chàm sữa lâu ngày khiến vùng da của bé bị tổn thương nghiêm trọng

Biểu hiện khó chịu của trẻ

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ là có biểu hiện quấy khóc, ngứa và gãi liên tục khiến các vết chàm bong tróc mạnh, tổn thương da và gây chảy máu. Trẻ khó ngủ, khó ăn và liên tục khó chịu

Triệu chứng đi kèm

Đi kèm với các biểu hiện kể trên, trẻ bị chàm sữa lâu ngày thường có những triệu chứng kèm như hen suyễn, viêm mũi dị ứng….

Để biết rõ hơn, mẹ có thể tham khảo bài viết: => Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị chàm sữa như thế nào cho đúng cách nhất?

Bệnh chàm sữa tuy không quá nghiêm trọng nhưng trong giai đoạn phát bệnh dễ khiến cho bé khó chịu, biếng ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất… Do đó mẹ vẫn nên đưa con đi khám bác sĩ để tìm ra phương án điều trị phù hợp cũng như biết thêm về cách chăm sóc để con nhanh chóng hết bệnh.

Chế độ ăn uống

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bổ sung thêm các loại thực phẩm, thức ăn dặm ở những tháng tiếp theo.
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, thực phẩm lên men
  • Cân đối liều lượng ăn và chế độ dinh dưỡng cho bé

Vệ sinh cá nhân

  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm 1 – 2 lần/ ngày
  • Không sử dụng các sản phẩm có độ kích ứng cao như xà phòng, sữa tắm, dầu thơm…
  • Ưu tiên những sản phẩm có độ dịu nhẹ, lành tính, an toàn với da trẻ
  • Luôn giữ cơ thể khô thoáng, thường xuyên thay bỉm tã và cho bé mặc áo quần thoải mái

Tham khảo ngay: Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì an toàn, nhanh khỏi: tìm ngay 7 loại thảo dược dễ kiếm

Giữ gìn vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày
Giữ gìn vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày.

Môi trường xung quanh

  • Đảm bảo môi trường khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, đủ độ ẩm
  • Thường xuyên vệ sinh chăn gối, giường nệm của bé
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật, thú cưng

Để biết nguyên nhân và chăm sóc bé đúng cách nhất, tham khảo ngay bài viết => Mách mẹ top 5+ thuốc trị chàm sữa dứt điểm, mau khỏi cho bé

Lưu ý dành cho mẹ khi bé bị chàm sữa

Không chỉ chú ý đến việc chăm sóc bé mà bản thân mẹ cũng cần thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt. Tất cả nhằm không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa nuôi con. Bởi vì khi bé bị chàm sữa, dinh dưỡng của bé và nguồn sữa của mẹ trực tiếp ảnh hưởng tình trạng bệnh. Để tình trạng chàm sữa ở bé nhanh hồi phục, mẹ cần chú ý một số điều sau đây:

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung dưỡng chất cho con
  • Không ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất tanh, cay,…
  • Không sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích
  • Cho trẻ đi khám bác sĩ định kỳ để theo dõi và kiểm tra
  • Mua và sử dụng các loại thuốc, kem bôi chàm sữa an toàn, chất lượng
Sử dụng sữa tắm Diệp An Nhi không sợ con bị chàm sữa
Sử dụng sữa tắm Diệp An Nhi không sợ con bị chàm sữa.

Hy vọng với những cách nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi vừa đề cập ở trên, các mẹ đã có thêm một bài học mới trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con nhỏ. Bệnh chàm sữa không thật sự nguy hiểm nhưng vẫn rất cần mẹ quan tâm, chăm sóc để bé yêu luôn được vui vẻ, thoải mái và lớn lên khỏe mạnh. Chúc các mẹ nuôi con khỏe và bé lớn nhanh, thông minh, sáng dạ.

Xem thêm: