fbpx
Diep An Nhi

Hướng dẫn mẹ những cách làm sạch lưỡi cho trẻ 3 tuổi

17/01/2023 55 Xem

Làm sạch lưỡi cho trẻ 3 là việc vô cùng cần thiết và quan trọng để bảo vệ bé nhà bạn khỏi các loại bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự biết và hiểu về việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu về cách làm sạch lưỡi cho trẻ 3 tuổi ở bài viết này nhé.

Rơ lưỡi cho trẻ 3 tuổi là vô cùng cần thiết
Rơ lưỡi cho trẻ 3 tuổi là vô cùng cần thiết

Trẻ 3 tuổi cũng cần được rơ lưỡi: Tại sao?

Nhiều người nghĩ rằng chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ  dưới 2 tuổi mới cần được rơ lưỡi và việc rơ lưỡi ở trẻ 3 tuổi là không cần thiết vì trẻ 3 tuổi chỉ cần đánh răng là đủ. Đây là điều không đúng.

Trẻ 3 tuổi có thể tự đánh răng hoặc được người lớn đánh răng cho nhưng chỉ đánh răng mà không rơ lưỡi cho trẻ thì không thể làm sạch hoàn toàn được khoang miệng của bé. Rơ lưỡi cho trẻ 3 tuổi có thể giúp trẻ làm sạch được những cặn sữa hoặc cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng và vệ sinh phần lưỡi cho bé.

Việc rơ lưỡi cho trẻ 3 tuổi có lợi ích gì?

Việc chăm sóc răng miệng từ nhỏ cho trẻ là điều cần thiết để duy trì và đảm bảo sức khỏe răng miệng sau này. Rơ lưỡi cho trẻ 3 tuổi kết hợp đánh răng cho trẻ sẽ giúp loại bỏ được những chất cặn bã tích tụ hay làm sạch được lượng sữa dư thừa trong khoang miệng của trẻ.

Vệ sinh lưỡi cho trẻ 3 tuổi có tác dụng rất tốt trong việc giảm mùi hôi, hạn chế lượng vi khuẩn tích tụ trong miệng và ngăn chặn bệnh nấm lưỡi, viêm lợi,…

Nếu trẻ không được rơ lưỡi thường xuyên, nguy cơ về các vấn đề nha khoa, nhiễm khuẩn và mắc bệnh do vi trùng sẽ tăng lên.

Những cách làm sạch lưỡi cho trẻ 3 tuổi mà mẹ nên biết

Rơ lưỡi với nước muối sinh lý

Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý rất an toàn lại hiệu quả.
Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý rất an toàn lại hiệu quả.

Rơ lưỡi với nước muối sinh lý là phương pháp truyền thống đã được các bà, các mẹ sử dụng để rơ lưỡi cho bé từ rất lâu trước đây.

Nước muối vẫn luôn được biết đến với công dụng diệt khuẩn, loại bỏ hôi miệng và phòng tránh bệnh viêm nướu. Phương pháp này vô cùng đơn giản và tiết kiệm được chi phí, lại có thể thực hiện ngay tại nhà cho các mẹ bỉm.

Bạn hoàn toàn có thể tự pha nước muối tại nhà để rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên, nhiều người lớn khi pha nước muối thường không kiểm soát được lượng muối và nước có thể khiến trẻ bị bỏng rát lưỡi hoặc ngộ độc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bác sĩ khuyên các mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý cho phương pháp này.

Bạn sẽ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch (tốt nhất là loại mềm mại và mỏng) hoặc một miếng gạc y tế và một chén nhỏ nước muối sinh lý.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cuộn khăn/ miếng gạc vào ngón trỏ của bạn.
  • Bước 2: Nhúng khăn/gạc vào nước muối sinh lý.
  • Bước 3: Dùng ngón trỏ đã cuộn khăn/gạc chà nhẹ lưỡi và nướu của bé. Lặp lại khoảng 2 lần.

Rơ lưỡi bằng lá rau ngót

Bạn không ngờ được rằng loại rau thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm Việt này lại có thể dùng để rơ lưỡi cho trẻ?  Điều này là hoàn toàn đúng nhé. Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót là phương pháp dân gian đã có từ rất lâu. Bạn có thể tự trồng rau ngót trong vườn nhà hoặc mua rau ngót ở ngoài và sử dụng chúng để rơ lưỡi cho bé nhà bạn.

Rau ngót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, gồm các loại Vitamin A, B1, B2, C và các loại acid amin thiết yếu khác. Loại rau này có tác dụng thanh nhiệt và tiêu viêm, rất an toàn và phù hợp để làm sạch lưỡi cho trẻ 3 tuổi nhằm phòng tránh bệnh nấm lưỡi, hôi miệng.

Chuẩn bị:

  • Một miếng gạc y tế hoặc miếng gạc rơ lưỡi Đông Fa.
  • Một nắm rau ngót (chỉ lấy phần lá).
  • Nước muối pha loãng (Tỉ lệ ¼  thìa cà phê muối và 200ml nước).
  • Một cái chén nhỏ.

Thực hiện:

Bước 1: Xử lý phần rau ngót.

  • Rửa thật sạch lá rau ngót và ngâm với nước muối khoảng 1 phút để loại bỏ bụi bẩn và các chất có hại nếu có.
  • Đun sôi nước muối đã pha loãng và rau ngót sau đó tắt bếp.
  • Chắt phần nước rau ngót đã đun sôi ở trên vào cái chén nhỏ.

Bước 2: Cuộn miếng gạc vào ngón trỏ.

Bước 3: Nhúng ngón trỏ đã cuộn gạc vào dung dịch nước rau ngót.

Bước 4: Dùng ngón trỏ đã cuộn gạc chà nhẹ lưỡi và nướu của bé. Lặp lại khoảng 2 lần.

Rơ lưỡi bằng trà xanh

Trà xanh là một loại thảo dược dùng để rơ lưỡi hiệu quả.
Trà xanh là một loại thảo dược dùng để rơ lưỡi hiệu quả.

Đối với đa số người Việt thì trà xanh (hay còn gọi là chè xanh) không còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Từ trước tới nay, trà xanh vẫn được sử dụng để đun nước uống nhằm thanh nhiệt, thải độc.

Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch mảng bám trên răng, giảm hôi miệng. Theo nhiều nghiên cứu mới nhất, trà xanh còn có tác dụng tốt đối với sự phát triển răng của trẻ nhỏ.

Trà xanh có mùi thơm nhẹ và có tính sát khuẩn tự nhiên, an toàn cho trẻ 3 tuổi. Vì vậy các mẹ bỉm hoàn toàn có thể tham khảo cách rơ lưỡi bằng trà xanh cho trẻ.

Để thực hiện rơ lưỡi cho trẻ bằng trà xanh, bạn cần chuẩn bị:

  • Một nắm lá trà xanh tươi (chọn loại lá bánh tẻ còn nguyên, không bị sâu hay rách).
  • Một vài hạt muối và nước sạch.
  • Một miếng gạc Đông Fa hoặc khăn loại mỏng.
  • Một cái chén nhỏ.

Các bước như sau:

  • Rửa sạch lá trà xanh và để ráo nước.
  • Đun sôi nước và cho lá trà xanh vào kèm vài hạt muối. Khoảng 1 phút thì tắt bếp và chắt phần nước trà xanh vào cái chén nhỏ.
  • Cuộn khăn/gạc vào đầu ngón tay.
  • Nhúng khăn/gạc vào nước trà xanh.
  • Dùng đầu ngón tay có cuộn khăn/gạc để chà nhẹ phần lưỡi và xung quanh nướu cho trẻ. Lặp lại khoảng 2 lần.

Rơ lưỡi bằng lá hẹ

Có thể bạn chưa nghe đến phương pháp này nhưng đây là một trong những cách rơ lưỡi vô cùng hiệu quả giúp phòng tránh bệnh răng miệng cho trẻ 3 tuổi.

Trong Đông y, lá hẹ được biết đến là loại thảo dược có tính ấm, có tính kháng viêm và diệt khuẩn. Còn theo khoa học, trong lá hẹ có nhiều loại hoạt chất kháng sinh như allicin, sulfit, odorin,… Đây là những kháng sinh tự nhiên giúp chống nhiễm khuẩn niêm mạc khoang miệng, chống nấm miệng, phòng tránh bệnh viêm lợi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Và nếu có điều kiện, bạn hoàn toàn có thể trồng lá hẹ tại nhà và sử dụng để rơ lưỡi cho bé 3 tuổi nhà bạn. Đây là cách làm sạch lưỡi cho trẻ vừa an toàn, tiện lợi và tiết kiệm cho các mẹ bỉm.

Cần chuẩn bị:

  • 5-6 lá hẹ.
  • 150ml nước sạch và một vài hạt muối.
  • Gạc rơ lưỡi Đông Fa hoặc khăn mỏng.

Thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá hẹ và ngâm nước muối khoảng 2 phút.
  • Bước 2: Đun nước, khi sôi thì thả lá hẹ đã rửa vào và tắt bếp luôn.
  • Bước 3: Vớt lá hẹ ra cối và nghiền nát. Sau đó cho thêm 2 thìa cà phê nước vừa luộc qua lá hẹ và chắt phần nước vào 1 cái chén nhỏ.
  • Bước 4: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay (hoặc cuộn khăn mỏng vào ngón tay) và nhúng vào dung dịch nước lá hẹ đã nghiền ở trên.
  • Bước 5: Chà nhẹ lưỡi và nướu cho trẻ. Lặp lại khoảng 2 lần để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho trẻ.

Lưu ý nho nhỏ cho mẹ: lá hẹ có mùi vị hơi hăng nên cần sử dụng đúng lượng lá hẹ cần thiết khi rơ lưỡi cho bé.

Sử dụng gạc rơ lưỡi có chiết xuất thảo dược

Gạc rơ lưỡi có chiết xuất từ thảo dược đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các mẹ bỉm trong việc vệ sinh lưỡi cho con.

Gạc rơ lưỡi có chiết xuất thảo dược là gì? Là gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được tẩm dịch có chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên, chứa đầy đủ những chất làm sạch răng miệng cho trẻ vô cùng an toàn và tiện lợi.

Gạc rơ lưỡi có chiết xuất thảo dược là sự cải tiến từ gạc rơ lưỡi truyền thống với nhiều ưu điểm hơn như:

  • Chất liệu gạc mỏng và mềm mại, phù hợp với lưỡi trẻ nhỏ.
  • Chỉ sử dụng 1 lần – mỗi miếng gạc có tẩm dịch chiết được đóng gói trong gói riêng, đảm bảo vệ sinh cho bé.
  • Vì đã được tẩm sẵn dịch chiết và thiết kế cải tiến của gạc giúp người lớn dễ dàng và tiện lợi hơn trong việc rơ lưỡi cho trẻ.
  • Cách rơ lưỡi với gạc rơ lưỡi có tẩm sẵn dịch chiết thảo mộc vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần đeo miếng gạc vào ngón tay, chà nhẹ lưỡi và nướu cho bé là xong, rất phù hợp để vệ sinh lưỡi cho trẻ 3 tuổi.

Một số gạc rơ lưỡi chiết xuất thảo mộc bạn có thể tham khảo:

  • Gạc răng miệng Dr.Papie: thành phần gồm có dịch chiết lá hẹ, muối, xylitol, NaHCO3.
Gạc răng miệng Dr.Papie
Gạc răng miệng Dr.Papie
  • Gạc rơ lưỡi Ích Nhi: thành phần gồm có dịch chiết lá hẹ, muối, keo ong, NaHCO3.
Gạc rơ lưỡi Ích Nhi
Gạc rơ lưỡi Ích Nhi
  • Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi: thành phần gồm có dịch chiết từ 3 loại thảo dược (rau ngót organic, chè xanh, cúc La Mã), keo ong, xylitol, NaHCO3.

    Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi
    Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi

Nên rơ lưỡi bao nhiêu lần trong ngày cho bé 3 tuổi?

Để đảm bảo việc chăm sóc răng miệng cho bé 3 tuổi tốt nhất, cha mẹ nên rơ lưỡi cho bé thường xuyên với tần suất 2 lần/ngày và vệ sinh lưỡi cho trẻ đúng cách.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ tập đánh răng 2 lần/ngày và kết hợp rơ lưỡi cho bé. Nếu trẻ không tự mình đánh răng được, người lớn cần đánh răng cho trẻ vì ở độ tuổi này trẻ chưa thể tự vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn được khoang miệng.

Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ

Vệ sinh lưỡi cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ phòng ngừa các loại bệnh răng miệng.
Vệ sinh lưỡi cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ phòng ngừa các loại bệnh răng miệng.
  • Thời điểm thích hợp nhất để rơ lưỡi cho trẻ là 1 tiếng sau khi trẻ ăn xong. Lúc này kết hợp cả việc đánh răng và rơ lưỡi cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp khoang miệng của trẻ sạch sẽ. Đây là điều quan trọng để tránh trẻ bị trớ khi rơ lưỡi.
  • Tránh rơ lưỡi cho trẻ lúc trẻ đói vì có thể khiến trẻ bị nôn khan.
  • Trước khi rơ lưỡi cho trẻ, bố mẹ cần rửa sạch tay để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Khi rơ lưỡi, cha mẹ không nên chà xát quá mạnh lưỡi của trẻ hoặc rơ lưỡi cho trẻ quá nhiều lần vì có thể gây xước lưỡi, ảnh hưởng tới vị giác của bé.
  • Trong trường hợp khi cha mẹ rơ lưỡi cho trẻ mà trẻ có dấu hiệu bất thường thì nên tìm  ngay đến bác sĩ để giải quyết.

Ba mẹ hãy luôn chăm sóc cho các bé thật tốt và dành thời gian để lắng nghe sức khỏe của bé nhiều hơn, từ đó hạn chế các bệnh về răng miệng cho bé. Nếu còn có thắc mắc gì về bài viết hay cần giải đáp các câu hỏi của bản thân, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ trực tiếp qua HOTLINE của Diệp An Nhi để được các chuyên gia tư vấn nhé.

Xem thêm:

[Cảnh báo] Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong cực kỳ nguy hiểm!

SO SÁNH 5 LOẠI DỤNG CỤ RƠ LƯỠI CHO TRẺ EM PHỔ BIẾN NHẤT.

Xem thêm: