fbpx
Diep An Nhi

Cách điều trị và phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em

30/01/2022 24 Xem

Làn da bé yêu của bạn có đang bị đỏ và sần sùi vào mùa hè hay không? Đó có thể là biểu hiện của rôm sảy, một bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy cùng Diệp An Nhi tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em nhé!

Bạn thấy đấy, mùa hè thật tuyệt vời với những ngày nghỉ trên bãi biển. Nhưng có khi nào bất ngờ bạn nhận thấy trên cơ thể bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ từ cổ lan dần tới khắp người. Vết phát ban sẽ lan rộng hơn khi thời tiết nóng lên tới đỉnh điểm. Và bạn bắt đầu lo lắng không biết những nốt phát ban này có nguy hiểm hay không? Tuy nhiên mẹ hãy bình tĩnh, có thể bé yêu đang bị phát ban nhiệt hay rôm sảy mà thôi. Mặc dù tình trạng này khiến trẻ rất khó chịu và quấy khóc nhưng rôm sảy ở trẻ em dễ điều trị và không gây nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp các loại phát ban khác nhau trong suốt thời thơ ấu và không phải phát ban nào cũng đáng lo ngại. Để giúp mẹ nhận biết phát ban nhiệt hay rôm sảy ở trẻ em, Diệp An Nhi sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết thành nhiều mục cụ thể. Đọc tiếp để tìm hiểu xem rôm sảy trông như thế nào nhé!

Tại sao trẻ em thường bị rôm sảy

  • Nguyên nhân của rôm sảy hay phát ban nhiệt nằm ngay trong tên gọi của nó. Làn da của trẻ còn non nớt, mỏng manh và yếu đuối nên chỉ cần bé cảm thấy nóng một chút là cơ thể đã xuất hiện các nốt phát ban được gọi là rôm sảy.
  • Mặc dù trẻ thường bị rôm sảy nhiều nhất vào mùa hè nhưng ở miền bắc nước ta, khí hậu ẩm ướt vào mùa xuân cũng có thể khiến rôm sảy ở trẻ em phát triển.
  • Rôm sảy có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng trẻ sơ sinh thường gặp phải nhiều hơn do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển, lỗ chân lông còn nhỏ nên mồ hôi bị tắc dưới da, không thoát được.
  • Các nốt rôm sảy ở trẻ em thường xuất hiện tại những vị trí ẩm ướt, không khô thoáng như bẹn, nách, phía sau đầu gối, cổ và các nếp gấp khác ở da.

Dấu hiệu nhận biết rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy ở trẻ em rất dễ nhận biết, đa phần phát ban do nhiệt thường xuất hiện nhiều mụn đỏ nhỏ. Một số là mụn thịt và số khác là mụn nước. Chúng có thể khiến bé cảm thấy ngứa hoặc đau như kim châm.

Rôm sảy có thể khó phân biệt với bệnh chàm nhưng chúng thường có xu hướng gây ngứa nhiều hơn, khiến bé khó chịu và quấy khóc, cáu kỉnh, đặc biệt là chúng làm bé khó đi vào giấc ngủ và ngủ không yên giấc.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng dưới da, người ta chia rôm sảy ra làm 3 mức độ khác nhau:

  • Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là phát ban tại các tuyến mồ hôi gần bề mặt da và tạo ra các vết sưng có màu trong suốt.
  • Rôm đỏ: Các nốt phát ban xuất hiện tại các tuyến mồ hôi sâu hơn bên trong da và chúng thường có màu đỏ và gây ngứa.
  • Rôm sâu: Đây là dạng phát ban nghiêm trọng nhất của rôm sảy, các tuyến mồ hôi bị bít tắc nằm sâu bên trong da và có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng hơn. Chúng có màu da và trông giống như nổi da gà.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng có nhiều bệnh cũng gây ra phát ban nhưng là do virus. Để nhận biết những bệnh phát ban khác, bạn cần quan sát các dấu hiệu đi kèm như sốt, nhức đầu hoặc mệt mỏi. Còn đối với rôm sảy thì không có những triệu chứng này.

Cách chữa rôm sảy ở trẻ em

Trẻ bị rôm sảy do nóng, vậy nên để loại bỏ phát ban do rôm sảy, việc đầu tiên là hạ nhiệt để cơ thể trẻ mát mẻ. Nếu trẻ đang ở ngoài trời nắng nóng thì bạn nên đưa trẻ vào ngay chỗ râm mát tránh khỏi ánh nắng mặt trời sau đó di chuyển trẻ về phòng điều hòa mát để trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Sau khi rời khỏi khu vực có nhiệt độ cao, bạn cần loại bỏ các lớp quần áo bên ngoài, lau khô mồ hôi và thay những bộ đồ bằng chất liệu cotton nhẹ, thoáng mát cho trẻ. Ngay cả trong mùa đông lạnh, việc mặc quá nhiều quần áo bó sát người cũng khiến trẻ bị phát ban nhiệt gây ngứa ngáy khó chịu.

Để làm dịu làn da đang phát ban của trẻ, mẹ dùng nước tắm gội thảo dược Diệp An Nhi pha loãng với tỷ lệ thích hợp theo chỉ dẫn và dùng khăn mềm lau lên vùng da bị tổn thương. Nếu mẹ muốn da bé sớm hết rôm sảy và phòng ngừa tái phát, mẹ cần tắm thường xuyên cho bé bằng nước tắm gội thảo dược Diệp An Nhi. Các loại thảo dược truyền thống giúp trị rôm sảy phổ biến như sài đất, chè xanh, kim ngân kết hợp với các hạt nano berberin siêu mịn, nhiêu nhỏ giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, giảm thiểu sự phát triển của rôm sảy.

Trước khi trẻ ngủ hoặc khi trẻ mới vào giấc ngủ, bạn đừng quên kiểm tra cơ thể trẻ, không nên trẻ bị đổ mồ hôi. Nếu có mồ hôi mẹ cần dùng khăn thấm nhẹ và điều chỉnh nhiệt độ phòng giúp trẻ luôn cảm thấy dễ chịu, không nóng bức.

Trẻ bị rôm sảy thường kéo dài trong bao lâu?

Điều tốt lành đối với trẻ bị rôm sảy là những nốt phát ban thường sẽ không tồn tại lâu và sẽ biến mất trong vài ngày nếu mẹ chăm sóc da trẻ đúng cách. Còn nếu sau vài tuần trẻ không khỏi, mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng hơn, tránh các biến chứng nghiêm trọng. Chỉ cần mẹ duy trì tình môi trường thoáng mát, tắm nước tắm gội thảo dược cho con thường xuyên để cơ thể bé luôn mát mẻ thì các nốt mẩn ngứa sẽ nhanh chóng tan biến và không xuất hiện trở lại.

Khi nào mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ

Nếu tình trạng rôm sảy của trẻ ngày càng tồi tệ hơn, các nốt phát ban lan rộng, sưng tấy và bắt đầu chảy mủ hoặc bé sốt, ớn lạnh thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để giải đáp các thắc mắc lo lắng cũng như có những chỉ dẫn thích hợp.

Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng nếu biết cách phòng ngừa thì bạn vẫn có thể giúp bé vui chơi thoải mái dưới ánh nắng mặt trời trong mùa xuân và những ngày hè tươi đẹp mà không cần quá lo lắng.

 

Xem thêm: