fbpx
Diep An Nhi

Cách điều trị HIỆU QUẢ cho bé bị hăm tã và lời khuyên của bác sĩ

06/01/2021 466 Xem

Theo các chuyên gia hầu hết trẻ bị hăm tã ít nhất một lần trong 3 năm đầu đời. Trường hợp nhiều nhất là đối với trẻ sơ sinh từ 9 – 12 tháng tuổi, đây là thời điểm chế độ ăn của bé có nhiều thay đổi, dẫn đến thành phần hoá học trong phân và nước tiểu cũng thay đổi theo. Hăm tã (viêm da tã lót) là xuất hiện chủ yếu ở những vùng bé mặc tã. Cùng Diệp An Nhi tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị khi trẻ bị hăm tã.

Trẻ bị hăm tã khi nào?

Hăm tã (viêm da tã lót) xuất hiện trên da dưới vùng được quấn tã như (bụng dưới, bẹn, đùi, mông, quanh vùng sinh dục). Hăm tã thường xảy ra với trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Tuy không gây nguy hiểm nhưng những trường hợp hăm tã nặng sẽ khiến bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Vậy trẻ bị hăm tã khi nào?

  • Phụ huynh để tã ướt hoặc bẩn quá lâu.
  • Da của bé bị cọ xát với tã.
  • Da bé bị nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Da bé dị ứng với tã đang được sử dụng.
Hăm tã xuất hiện dưới các vùng da được quấn tã
Hăm tã xuất hiện dưới các vùng da được quấn tã

Trẻ sơ sinh bị hăm tã thường xuyên hơn khi:

  • Lớn hơn – đặc biệt là từ 9 đến 12 tháng tuổi.
  • Ngủ trong khi đóng bỉm.
  • Bị tiêu chảy.
  • Bắt đầu ăn thức ăn đặc.
  • Đang dùng thuốc kháng sinh, hoặc nếu mẹ dùng thuốc kháng sinh và đang cho con bú.

Dấu hiệu bé bị hăm tã – cách nhận biết

Hăm tã mặc dù không nguy hiểm nhưng tình trạng này khiến bé trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. 4 dấu hiệu bé bị hăm tã được giới thiệu sau đây để các mẹ có thể lưu ý:

  • Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
  • Phần da tiếp xúc với tã như mông, bẹn, các ngấn ở đùi nổi mẩn đỏ.
  • Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da.
  • Da bé bị xót khi đi vệ sinh, bé thường xuyên giật mình và khóc thé lên.
Hình ảnh bé bị hăm tã nổi mẩn đỏ quanh mông, bẹn
Hình ảnh bé bị hăm tã nổi mẩn đỏ quanh mông, bẹn

Các giai đoạn hăm tã ở trẻ nhỏ

Hăm tã ở trẻ nhỏ chia thành 5 giai đoạn với mức độ và triệu chứng khác nhau. Bố mẹ có thể tham khảo bảng chi tiết dưới đây để so sánh cho phù hợp với tình trạng của con mình.

Hăm tã cấp độ 1 (nhẹ) Da của bé ở những vị trí mặc tã có màu ửng hồng. Trên vùng da đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti hoặc chỉ hơi cợn nhẹ, mặc dù là biểu hiện bên ngoài da vẫn khô ráo, không bị ẩm ướt.
Hăm tã cấp độ thứ 2 Da bé xuất hiện nhiều những vết ửng đỏ có diện tích nhỏ. Các khu vực xuất hiện chủ yếu ở phần mông, bẹn.
Hăm tã cấp độ 3 (trung bình) Da xuất hiện những vệt ửng đỏ với diện tích lớn. Vết hăm đậm, rõ ràng và dày đặc
Hăm tã cấp độ 4 Da bé có vết hăm rõ rệt, có hiện tưởng nổi sần trên da, vùng da bị hăm hơi sưng, đôi khi xuất hiện mụn mủ
Hăm tã cấp độ 5 (nặng) da bé có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn. Da sưng và phù nề, những vết sần đều có mủ, dễ dẫn tới viêm da nặng ở trẻ.
5 cấp độ hăm tã ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần lưu tâm
5 cấp độ hăm tã ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần lưu tâm

Chữa hăm cho bé: cách điều trị – phòng ngừa

Bị hăm khiến cho em bé cảm thấy khó chịu từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến cả bé và mẹ. Điều trị và phòng ngừa hăm tã kịp thời sẽ cải thiện được chất lượng cuộc sống cho bé.

Bé bị hăm tã phải làm sao? 3 cách trị hăm hiệu quả nhất

Phòng ngừa là cách điều trị hăm tã cho bé hiệu quả nhất. Nhưng nếu bé bị hăm tã thì các bậc phụ huynh đừng vội lo lắng có thể thử một vài phương pháp điều trị hăm sau đây:

  • Sử dụng các loại kem/ thuốc trị hăm tã theo khuyến cáo của bác sĩ. Các sản phẩm này nhằm mục đích làm dịu vùng da bị tổn thương của con và tạo hàng rào bảo vệ tránh các vết hăm lan rộng, gây nhiễm trùng da.
  • Sử dùng phấn rôm để giữ cho da bé tại các vùng dễ bị hăm luôn được khô ráo. Các mẹ hoặc bố nên lưu ý để khuôn mặt của con, tránh trường hợp con hít phải phấn rôm gây khó thở (nhất là đối với trường hợp bé bị hăm cổ).
  • Đối với trường hợp phụ huynh trị hăm tã bằng dầu dừa, trà xanh hay lá trầu không theo các mẹo dân gian thì nên tìm hiểu kỹ về cả thông tin và kinh nghiệm.

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết “Chữa hăm cho bé như thế nào an toàn, hiệu quả” để tìm được phương pháp điều trị thích hợp cho bé nhà mình.

Lựa chọn đúng size tã của bé cũng là 1 cách ngừa hăm hiệu quả
Lựa chọn đúng size tã của bé cũng là 1 cách ngừa hăm hiệu quả

4  bước phòng ngừa cho trẻ bị hăm bỉm

Bỉm, tã ngày nay càng được cải tiến có khả năng thấm hút cao và có thể hút đi lượng ẩm còn dư thừa trên da. Nhưng các mẹ vẫn nên thay tã hoặc kiểm tra vài giờ một lần để ngăn nước tiểu hoặc phân tiếp xúc với da. Ngoài ra giữ cho da bé luôn khô ráo, làm dịu da và tránh các chất kích ứng cũng là những lưu ý quan trọng trong phòng ngừa trẻ bị hăm. Theo dõi ngay 4 bước phòng ngừa hăm tã ở trẻ em và trẻ sơ sinh cực chi tiết:

Thay tã thường xuyên
  • Thay tã cho trẻ ngay khi tã ướt hoặc bẩn.
  • Sử dụng nước ấm và xà phòng hoặc nước tắm thảo dược riêng biệt.
  • Tránh dùng khăn lau có mùi hương. Việc này sẽ làm cho da bé bị kích ứng nhiều hơn.
Giữ cho da bé luôn khô ráo
  • Sau khi thay hoặc tắm, mẹ có thể vỗ nhẹ cho khô vùng quấn tã. Đừng chà xát bởi da của bé rất mỏng có thể bị xước trong quá trình này.
  • Nếu có thể mẹ hãy đặt con xuống một miếng vải không quấn tã và để da tự khô.
  • Không được mặc tã mới cho đến khi da bé hoàn toàn khô.
Làm dịu da
  • Với trường hợp bé bị hăm mẹ có thể giúp con đỡ khó chịu bằng việc bôi một lớp kem bôi trơn có độ ẩm. Đa phần các hãng kem trị hăm hiện tại đều có chứa kẽm oxit giúp tạo nên một lớp màng mỏng giữa da và không khí bên ngoài tránh gây nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tránh các chất kích ứng
  • Tránh dùng khăn lau em bé có mùi thơm hoặc chứa cồn.
  • Nếu các mẹ sử dụng tã vải, không giặt tã bằng chất tẩy rửa có mùi thơm.
  • Không sử dụng quần cao su hoặc nhựa bên ngoài tã vì chúng giữ ẩm và nhiệt.
  • Lựa chọn đúng size tã cho con, không mặc tã quá chật hoặc quá rộng.
Bé khoẻ mạnh là niềm vui của mẹ
Bé khoẻ mạnh là niềm vui của mẹ

Một vài lưu ý dành cho mẹ khi bé bị hăm tã của bác sĩ

Ngoài những cách điều trị và phòng ngừa khi bé bị hăm thì một vài lưu ý nhỏ sau đây sẽ rút ngắn thời gian chữa hăm cho con bạn:

  • Trường hợp bé vẫn còn bú sữa thì mẹ nên xem xét lại chế độ ăn để tránh những thực phẩm khiến tình trạng hăm của bé bị nặng hơn như cà chua, cam, các loại trái cây chua. Các loại trái cây này có tính axit làm thay đổi thành phần phân của bé, khiến bé dễ bị hăm hơn.
  • Rửa tay trước và sau khi mặc tã. Bôi kem chống hăm cho trẻ trước khi mặc tã. Không nên quấn tã kín mít vì sẽ khiến bé đổ mồ hôi làm cho bé bị hăm tã ngay cả trong mùa lạnh.
  • Ưu tiên các vùng da có nhiều nếp gấp như ngấn cổ, khuỷu tay, chân, mông, bẹn, đùi, các mẹ nên xoa lớp kem hoặc dầu mỏng tạo màng bảo vệ.
  • Sử dụng loại sữa tắm hoặc nước tắm phù hợp với da của con. Tốt nhất là sữa tắm chứa các thành phần thảo dựợc có khả năng ngừa nấm, dịu da.
  • Riêng đối với trường hợp bé bị hăm từ cấp độ 3 thì bố mẹ nên đưa con đến bệnh viên gần nhất để có được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Dù mẹ có cẩn thận đến đâu thì đến một lúc nào đó trẻ vẫn có thể bị hăm. Vì vậy hãy tìm hiểu cách điều trị hăm tã và phòng ngừa trước để tránh các rủi ro về sau. Con ngoan, ăn tốt, ngủ giỏi là niềm vui của cả nhà.

Xem thêm: