fbpx
Diep An Nhi

Cách chữa chốc lở ở trẻ em an toàn

06/02/2021 17 Xem

Bạn có biết cách chữa chốc lở ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả nhưng vẫn an toàn chưa? Hãy cùng Diệp An Nhi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị bệnh chốc lở qua bài viết sau đây.

Nhận biết bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ em

Chốc lở hay còn gọi là bệnh chốc lây, xuất hiện ở trẻ em do bị các liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn làm cho nhiễm khuẩn da, dẫn đến mọc mụn mủ và các bọng nước. Có 3 loại chốc lở phổ biến như sau:

  • Chốc không bọng nước: Là dạng chốc lở phổ biến nhất ở trẻ em, các vết lở và bóng nước nhỏ hình thành do cả liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn.
  • Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ở mức độ nặng hơn và xuất hiện các bóng nước lớn giống như bị phỏng, phía trong có cả mủ và có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
  • Chốc loét: Là dạng chốc lây ở giai đoạn nặng nhất, lúc này vi khuẩn đã thâm nhập vào sâu bên trong da khiến tình trạng bệnh rất nặng.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết bệnh chốc lở ở trẻ em qua bài viết: Trẻ bị chốc lở phải làm sao? Điều trị ngăn ngừa lây lan chốc lở ở trẻ nhỏ

Cách nhận biết bé có bị bệnh chốc lở hay không
Cách nhận biết bé có bị bệnh chốc lở hay không

Bệnh chốc lở có nguy hiểm không?

Bệnh chốc lở về căn bản không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu điều trị chốc lở ở trẻ em kịp thời thì bệnh sẽ khỏi từ từ và có thể là không gây sẹo. Tuy nhiên nếu bạn chủ quan trong việc chạy chữa thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chốc lở có thể tự khỏi không? Một số ít trẻ em mắc bệnh chốc lở có thể tự khỏi sau 2-3 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên không phải toàn bộ bé đều có thể tự khỏi bệnh, bệnh chốc lở có thể phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau như: nhiễm trùng máu, viêm tủy xương, sốt tinh hồng nhiệt,…

Bệnh chốc lở có gây nguy hiểm cho bé không?
Bệnh chốc lở có gây nguy hiểm cho bé không?

 Vì vậy đối với những trường hợp bệnh dù nặng hay nhẹ, bạn vẫn nên điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ. Cùng với đó, bố mẹ cũng cần vệ sinh và chăm sóc bé kỹ lưỡng hơn.
Các biểu hiện của bệnh nếu cần đứa bé tới bác sĩ:
Chốc lở ở trẻ em thường xuất hiện ở một số vùng ngoài da trên cơ thể như: vùng mặt, tay chân,… Nếu bé đang gặp phải ít nhất một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm cách chữa bệnh chốc lở ở trẻ em càng sớm càng tốt:

  • Trên cơ thể bé xuất hiện những vết mụn nước và loét đỏ. Sau đó vỡ ra, gây chảy dịch và tạo thành một lớp màu vàng nâu.
  • Cơ thể bé xuất hiện các vết loét ở 1 số vị trí trên mặt như mũi, miệng, trên tay, chân và một số vị trí khác.
  • Các vết lở loét gây ngứa, đau nhức và khó chịu cho bé.
  • Có thể gây sưng bạch huyết xung quanh vị trí chốc lở.
  • Chốc lở có thể kèm theo triệu chứng phụ như nổi hạch và sốt.

Cách trị bệnh hiệu quả

Chữa bệnh chốc lở ở trẻ em tuy không quá phức tạp nhưng cần sự tỉ mỉ và kiên trì trong quá trình điều trị. Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em phổ biến mà mọi người vẫn thường sử dụng cần tuân thủ theo 3 bước thực hiện:

  • Bước 1: Sát khuẩn vùng chốc bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, sau đó nhẹ nhàng loại bỏ lớp vảy tiết bên ngoài.
  • Bước 2: Sử dụng thuốc vệ sinh ngoài da hoặc thuốc bôi lên vùng chốc lở.
  • Bước 3: Dùng gạc che phủ vùng chốc sau khi bôi thuốc.

Sử dụng thuốc vệ sinh ngoài da

Một trong những cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em đó là sử dụng thuốc bôi chốc lở vệ sinh ngoài da. Một số loại thuốc vệ sinh ngoài da đáng chú ý như:

  • Povidone iodine: Thuốc vệ sinh trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, có công dụng diệt khuẩn và làm lành tế bào da. Nhưng thuốc không sử dụng cho bé dưới 2 tuổi.
  • Chlorhexidine: Cũng như Povidone iodine, Chlorhexidine có thể sử dụng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do chốc lở. Chống chỉ định sử dụng chung với xà phòng để ngăn ngừa tác dụng phụ.
  • Castellani: Là dạng thuốc đặc trị viêm da do tụ cầu khuẩn, thích hợp sử dụng để trị bệnh chốc lở ở trẻ em
  • Hydrogen Peroxide: Hay còn gọi là Oxy già, đây là dung dịch sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt. Bạn có thể sử dụng khoảng 3 lần mỗi ngày đối với căn bệnh chốc lở.
  • Milian: Sau khi sử dụng Milian, các vi khuẩn hoặc virus gây hại sẽ bị phá vỡ tế bào khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Thuốc này có nhiều chống chỉ định và tác dụng phụ, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ khi sử dụng.
Sử dụng thuốc ngoài da để giữ cho bé luôn sạch sẽ
Sử dụng thuốc ngoài da để giữ cho bé luôn sạch sẽ

Các loại thuốc bôi trực tiếp

Sử dụng thuốc bôi (hay thuốc mỡ) là một trong những cách chữa chốc lở ở trẻ em. Các loại thuốc bôi được nghiên cứu đặc hiệu để điều trị chốc lở như:

  • Mupirocin: Sử dụng như một liều kháng sinh trực tiếp và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Chống chỉ định đối với bé đang bị tiêu chảy.
  • Gentamicin: Đây là loại thuốc bôi dễ sử dụng và thân thiện với trẻ em.
  • Acid Fusidic: Sử dụng điều trị nhiều loại viêm da khác nhau trong đó có chốc lở. Hiệu quả sau 7 ngày sử dụng.

Mupirocin Ointment USP 2% - một trong những loại thuốc trị chốc lở
Mupirocin Ointment USP 2% – một trong những loại thuốc trị chốc lở

Làm gì nếu thương tổn lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng? Trong trường hợp bệnh chốc lở ở trẻ lan rộng và gây nhiều biến chứng, bạn không nên tự điều trị ở nhà cần đưa bé ngay đến các trung tâm da liễu hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu để thực hiện khám chữa bệnh.
Đưa bé đến chuyên khoa da liễu để được điều trị chốc lở kịp thời
Đưa bé đến chuyên khoa da liễu để được điều trị chốc lở kịp thời

Một số lưu ý trong quá trình bé điều trị

Trong quá trình bé điều trị bệnh chốc lở, bố mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để giúp bé hồi phục nhanh và tránh tái phát:

  • Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn để vết thương hở mau lành và giảm ngứa ngáy trên da.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm có tác dụng kháng viêm như: cá hồi, nha đam, mật ong, nghệ…
  • Uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể.
  • Kiêng bớt những thức ăn cay nóng, nhiều đường và những thực phẩm cứng giòn.
  • Sử dụng dụng cụ cá nhân riêng cho bé và thực hiện vệ sinh ngay sau khi sử dụng.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé tốt, tránh tiếp xúc không khí nóng ẩm.
  • Lựa chọn quần áo khô thoáng cho bé, tránh ra nhiều mồ hôi.

Mẹ tham khảo chi tiết bài viết: “Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì? Cách để trẻ nhanh lành bệnh, không để lại sẹo
Hi vọng với bài viết trên bạn đã hiểu thêm được về cách chữa chốc lở ở trẻ em. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi để biết được nhiều thông tin bổ ích, từ đó chuẩn bị một hành trang vững chắc và mang lại một sức khỏe tốt nhất cho bé.

Xem thêm: