fbpx
Diep An Nhi

Các mẹ có thắc mắc bệnh chàm ở trẻ có gây lây hay không?

03/12/2020 36 Xem

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema là tình trạng viêm da mãn tính ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần khiến nhiều mẹ vẫn thắc mắc liệu có phải do bệnh chàm ở trẻ gây lây hay không? Để tìm câu trả lời hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây chàm ở trẻ

Chàm ở trẻ sơ sinh
Chàm ở trẻ sơ sinh

Có 5 nguyên nhân gây chàm ở trẻ em:

  • Do cơ thể rối loạn chức năng hoạt động ở hệ tiêu hóa, nội tiết, bài tiết, thần kinh…
  • Do di truyền từ người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm, thận, viêm tai, suyễn, viêm xoang mũi.
  • Do chế độ dinh dưỡng của bé không phù hợp, thiếu hụt vitamin, thừa đạm khiến sức đề kháng yếu.
  • Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, khói bụi, môi trường sống không sạch sẽ, không khí ô nhiễm hoặc do dị ứng với các thức ăn như hải sản.
  • Do bé có cơ địa dị ứng.

Biểu hiện trẻ bị chàm

Chàm là một dạng rối loạn miễn dịch ở trẻ. Chỉ xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Có 2 dạng chàm chính là chàm khô và chàm ướt. Trong đó:

Chàm khô

Chàm khô là một dạng viêm da dị ứng mãn tính. Bệnh xuất hiện do da bị thiếu độ ẩm, quá khô dẫn đến bong tróc, nứt nẻ, chảy dịch vàng hoặc chảy máu. Bệnh thường phát triển theo giai đoạn, gây ra cảm giác căng da, khô ngứa khó chịu, cuối cùng sẽ bong nứt thành từng mảng. Bệnh chàm tái phát theo mùa, đặc biệt là mùa đông, khi thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí xuống thấp. Các triệu chứng của bệnh chàm khô ở trẻ bao gồm:

  • Khi mới phát bệnh, da bé xuất hiện các mẩn đỏ, mảng hồng hơi tấy, bên trên có mụn trắng li ti khiến trẻ ngứa ngáy và hay gãi. Nếu càng gãi da sẽ càng ngứa và phù nề nghiêm trọng hơn.
  • Khi bệnh phát triển mạnh hơn da bắt đầu có hiện tượng bong tróc, nứt nẻ thành từng mảng trên bề mặt kèm theo cảm giác khô ngứa, khó chịu.

Chàm ướt

Không giống với chàm khô, chàm ướt ở trẻ có thể xuất hiện ở bất cứ mùa nào. Chàm ướt có những đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Bắt đầu với các mụn nước li ti nổi trên nền da mẩn đỏ, ướt và dính, có dịch mủ tiết ra.
  • Khi các mụn nước vỡ ra thường kèm theo mủ, mụn nước có thể tự vỡ hoặc do gãi.
  • Mụn nước thường sẽ vỡ ra sau 2-4 tuần kèm theo cảm giác đau rát, khó chịu. Một số trường hợp có thể bị chảy máu.

Bệnh chàm ở trẻ có lây không?

Theo như mọi người thường biết thì chàm là một bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé. Tuy nhiên, các mẹ vẫn luôn thắc mắc liệu chàm có phải là bệnh gây lây nhiễm hay không?

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết: Chàm là bệnh không lây lan nhưng lại khó điều trị dứt điểm và đặc biệt dễ tái phát.

Khi trẻ bị chàm, các mẹ cần chú ý chăm sóc da phù hợp mà không nên chủ quan lơ là trước các biểu hiện khác thường của trẻ. Nếu không xử lý bệnh kịp thời da bé rất dễ bị nhiễm khuẩn, thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết. Tình trạng da xuất hiện các mụn mủ lở loét nặng sẽ có nguy cơ để lại sẹo trên da của bé, gây mất thẩm mỹ.

Nghiêm trọng hơn, nếu bé bị bội nhiễm nặng sẽ xuất hiện tình trạng mọc mụn bọc toàn thân gây sốt cao, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào máu dẫn đến tử vong. Vì vậy khi trẻ bị chàm, các mẹ cần đặc biệt lưu ý và tránh nhầm lẫn với các bệnh khác như nấm da, viêm da tiếp xúc, vảy nến…

Cách chăm sóc cho trẻ mắc bệnh chàm

Dưỡng ẩm da cho bé đầy đủ

Các mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi có sử dụng thành phần aquaxyl – công nghệ dưỡng ẩm tiên tiến từ thiên nhiên được cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ. Aquaxyl là công nghệ cấp ẩm thông minh, có khả năng cân bằng độ ẩm trên da của trẻ bằng cơ chế cung cấp ẩm nhiều cho vùng da khô, cung cấp ẩm ít cho vùng da thường. Từ đó da có được độ ẩm cần thiết để phục hồi hàng rào bảo vệ da, tái tạo lại các mô da bị tổn thương.

Các chuyên gia khuyên cáo rằng: Không sử dụng xà phòng cho các loại da khô và da chàm. Đặc biệt trong Diệp An Nhi không có thành phần tạo bọt, xà phòng nên rất an toàn để sử dụng cho trẻ bị bệnh chàm.

Ngoài ra các mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé. Tuy nhiên bôi kem dưỡng có thể gây tắc lỗ chân lông, mồ hôi của bé không thoát ra được sẽ làm cho bệnh phát triển nặng hơn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục bệnh của bé. Do đó các mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, thức ăn giàu omega 3 dễ tiêu hóa. Cân bằng chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Khi bị chàm, trẻ dễ bị dị ứng với sữa công thức, các loại sữa có nguồn gốc từ động vật như sữa bò, sữa dê… Do đó các mẹ nên thay thế bằng sữa thủy phân hoặc sữa đậu nành.
Hạn chế cho trẻ ăn hải sản, thịt bò, trứng vì các thực phẩm này dễ gây dị ứng.

Xem thêm: