fbpx
Diep An Nhi

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết tại nhà

04/06/2023 2 Xem

Trẻ em là một đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết, vì vậy bố mẹ cần chú ý phòng bệnh cho bé ngay tại nhà. Làm thế nào để phòng tránh sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ nhỏ và cả gia đình? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết, hay còn gọi là sốt Dengue, là một căn bệnh nguy hiểm do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua vật chủ trung gian là 2 loại muỗi vằn Aedes Albopictus và Aedes Aegypti. Trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes Aegypti.

Bệnh có tốc độ lây lan cực kì nhanh. Đặc biệt là ở những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm hơn so với những nước khác.

Vào mùa mưa, điều kiện ẩm ướt là điều kiện phù hợp giúp muỗi sinh sôi nhanh chóng và khiến dịch bệnh bùng phát.

Sốt Dengue
Sốt Dengue

Hàng năm số ca mắc đều lên đến hàng trăm nghìn ca, có nhiều ca tử vong. Tính chất lây lan cấp tính khiến sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm. Vì vậy phòng tránh sốt xuất huyết là kiến thức mà mỗi người nên biết.

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết tại nhà

Ngăn chặn các nơi sinh sản và trú đậu của muỗi, diệt lăng quăng/ bọ gậy

Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh là biện pháp ưu tiên trong việc phòng chống những căn bệnh lây lan cấp tính như sốt xuất huyết. Loại bỏ, tiêu diệt muỗi là tức là ngăn chặn sự lây lan bệnh.

  • Đậy kín các vật dụng đựng nước như chum, vại, bể nước để muỗi không thể đẻ trứng.
  • Những dụng cụ đựng nước nhỏ như gáo, thau chậu,.. khi không dùng thì đặt úp xuống.
Diệt bọ gậy loăng quăng
Diệt bọ gậy loăng quăng
  • Thả cá hoặc giấm táo vào những dụng cụ đựng nước lớn để tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy.
  • Những vị trí dễ đọng nước cần được vệ sinh và làm sạch thường xuyên, như bát kê chân bàn chân tủ, bình cắm hoa,…
  • Giữ cho môi trường xung quanh nhà không bị rậm rạp, bí bách bằng cách dọn dẹp định kì các bụi cỏ dại, phát quang bụi rậm, giữ cho xung quanh luôn thông thoáng.
Phát quang bụi rậm
Phát quang bụi rậm
  • Vệ sinh nhà cửa, sân vườn sạch sẽ để tránh thú hút ruồi muỗi.
  • Thu gom các loại rác thải, phế thải, đặc biệt là những loại rác có thể đọng nước như chai nhựa, ống bơ, vỏ dừa,…
  • Không nên để phế thải quá lâu mà không mang đi xử lý hoặc mang đến các địa điểm tập kết rác.

Phòng tránh muỗi đốt

  • Bên cạnh việc tiêu diệt muỗi, mỗi người nên chú ý để tránh bị muỗi đốt. Bởi vì tiêu diệt muỗi, loăng quăng bọ gậy thì cũng không thể triệt để loại bỏ được muỗi.
  • Bố mẹ có thể tham khảo những biện pháp sau đây để bảo vệ bé và gia đình hiệu quả nhất.
  • Ngủ màn chống muỗi cả ban đêm và ban ngày.
  • Mặc quần áo dài tay.
  • Sử dụng xịt chống muỗi hoặc thoa kem chống muỗi.
  • Sử dụng một số biện pháp đuổi muỗi trong nhà như dùng nhang đuổi muỗi, vợt điện bắt muỗi.
Vợt bắt muỗi
Vợt bắt muỗi
  • Mỗi gia đình có thể tự phun thuốc diệt muỗi và côn trùng định kì theo đúng hướng dẫn của thuốc.
  • Tẩm thuốc chống muỗi cho rèm cửa và màn ngủ.

Tham gia các đợt phun hóa chất phòng chống dịch

Hiện nay nước ta vẫn bùng dịch sốt xuất huyết 1-2 lần 1 năm, vì vậy Chính phủ rất quan tâm đến việc phun hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Các hộ gia đình nên phối hợp với các cơ quan chức năng trong những đợt phun hóa chất phòng muỗi để hiệu quả đạt được cao nhất.

Phun hóa chất diệt muỗi
Phun hóa chất diệt muỗi

Để đạt được hiệu quả cao nhất, nên phun thuốc tất cả các vị trí trong và ngoài nhà. Phun trên một diện tích lớn một khu dân cư, để đảm bảo không sót lại ổ muỗi nào, dẫn đến tình trạng muỗi sinh sản trở lại.

Nên đóng kín các cửa sổ, ô thông gió khi phun thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong lúc phun và sau khi phun 15-30 phút, người dân nên di chuyển khỏi khu vực phun thuốc để tránh tiếp xúc với thuốc diệt muỗi nồng độ cao.

Không nên để thực phẩm tiếp xúc với hóa chất diệt muỗi, vì vậy người dân nên bọc kĩ và cất kín thực phẩm cũng như các dụng cụ nấu ăn.

Nếu có dấu hiệu kích ứng với thuốc xịt muỗi thì cần ngay lập tức liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ nhỏ

Trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi đốt nhất vì có da non thịt mềm, các bé lại không có ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi việc bị đốt. Bố mẹ nên chú ý đến một số phương pháp tránh muỗi đốt sau đây để bảo vệ bé hiệu quả nhất.

Cho bé ngủ màn chống muỗi cả ban đêm và ban ngày. Dù ban ngày muỗi sẽ hoạt động yếu hơn nhưng không phải hoàn toàn không có, vì thế khi trẻ ngủ, bố mẹ nên cho trẻ ngủ màn ngay cả ban ngày.

Cho bé mặc quần áo dài tay, để giảm thiểu vùng da bị lộ ra ngoài, từ đó giảm khả năng bé bị muỗi đốt.

Mặc quần áo dài tay
Mặc quần áo dài tay

Sử dụng xịt chống muỗi hoặc thoa cho bé kem chống muỗi, để giảm khả năng muỗi tiếp cận gần bé. Chú ý lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và thành phần lành mạnh để tránh gây kích ứng cho trẻ.

  • Màn nằm ngủ, rèm cửa nên được tẩm thuốc đuổi muỗi, để muỗi không lại gần gia đình và các bé.
Màn tẩm thuốc diệt muỗi
Màn tẩm thuốc diệt muỗi

Quan tâm, chú ý không để bé chơi ở những nơi ẩm thấp, cây cối rậm rạp vì những nơi này thường có nhiều ổ muỗi sinh sản.

Lưu ý về bệnh sốt xuất huyết mẹ cần biết

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên có thể tự điều trị ngoại trú tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây về bệnh để chăm sóc bé tốt nhất.

Khi bé sốt từ 38-38,5 độ trở lên, cần cho bé sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp với lau người bằng nước ấm. Thuốc hạ sốt nên dùng Paracetamol, liều 10-15mg/kg cân nặng, 2 liều cách nhau 4-6 giờ.

Hạ sốt cho bé
Hạ sốt cho bé
  • Tuyệt đối không sử dụng Aspirin, Ibuprofen để hạ sốt, vì những loại thuốc này khiến cho tình trạng tụt giảm tiểu cầu và xuất huyết của bé nặng hơn.
  • Bù dịch và điện giải bị mất cho bé bằng Oresol, nước cam, nước chanh,..
Bù nước cho bé
Bù nước cho bé

Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, nếu có dấu hiệu ngoài hướng dẫn hoặc dấu hiệu của giai đoạn nặng được nhắc đến phía trên, ngay lập tức mang trẻ đến các trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời.

Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng cho bé. Cân đối dinh dưỡng, ăn đủ chất, tránh trường hợp bé bị suy dinh dưỡng. Đối với những bé đang còn bú sữa mẹ thì nên tăng lượng sữa cho bé để bù đắp lượng nước bị thiếu hụt khi bé bị sốt kéo dài.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin hữu ích về căn bệnh sốt xuất huyết và cách bảo vệ trẻ nhỏ, gia đình khỏi sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm này.

Xem thêm: