fbpx
Diep An Nhi

Bí quyết xử lý nấm da đầu ở trẻ

29/09/2022 22 Xem

Nấm da đầu ở trẻ em là bệnh khá phổ biến và nó phát triển mạnh ở những trẻ đổ nhiều mồ hôi, không được vệ sinh sạch sẽ, da đầu và tóc không khô thoáng. Trẻ bị nấm da đầu sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu và bị rụng tóc. Trên da đầu trẻ bị nấm thường xuất hiện các mảng đỏ nổi lên rồi khô thành vẩy.

Bệnh nấm da đầu ở trẻ em là gì?

Nấm da đầu ở trẻ em hay còn gọi là bệnh hắc lào da đầu, là bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm xâm nhập vào nang tóc của trẻ gây ảnh hưởng đến tóc, thậm chí cả lông mi, lông mày của trẻ.

Nấm da đầu ở trẻ có thể gây viêm hoặc không viêm với các biểu hiện khác nhau như:

  • Nấm da đầu loại viêm thường gây ra hiện tượng kerion – áp xe do nấm. Lúc này da đầu bị viêm tạo thành các mảng bị sưng, viêm và chứa mủ. Mủ đôi khi bị vỡ và chảy ra. Kerion có thể tạo ra sẹo và làm rụng tóc vĩnh viễn.
  • Nấm da đầu không viêm thường không gây hói vĩnh viễn. Nó chỉ làm cho tóc gãy ngay trên bề mặt da đầu và tạo ra các chấm đen.

Đối tượng có nguy cơ mắc nấm da đầu

Trẻ em từ 3 – 14 tuổi là những đối tượng dễ bị nấm da đầu. Bệnh cũng xảy ra ở người lớn, đặc biệt những người có có hệ thống miễn dịch yếu.

Triệu chứng và nguyên nhân của nấm da đầu ở trẻ

Triệu chứng của trẻ bị nấm da đầu

Trẻ có thể bị nấm da đầu ở một phần hoặc toàn bộ da đầu với các triệu chứng phổ biến như:

  • Da đầu xuất hiện các mảng sưng tấy và có màu đỏ.
  • Xuất hiện các mảng phát ban khô và có vảy.
  • Trẻ rất ngứa.
  • Tóc trẻ có thể rụng từng mảng.
  • Xuất hiện các lớp da bong tróc nhìn giống như gàu.
  • Một số trẻ có thể sốt nhẹ do viêm.
  • Nếu trẻ bị nấm da đầu gây viêm có thể sẽ bị sưng hạch bạch huyết.

Nguyên nhân của bệnh nấm da đầu ở trẻ?

Nấm da đầu ở trẻ do một loại nấm giống như nấm mốc có tên khoa học là dermatophytes. Tuy nhiên nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm nên trẻ ở các nước nhiệt đới như Việt Nam thường bị nấm da đầu hơn các nước ôn đới.

Những bệnh liên quan đến nấm rất dễ lây lan. Mặt khác nấm da đầu có khả năng sống lâu trên các vật dụng và bề mặt mà người bệnh tiếp xúc. Chính vì thế trẻ có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với người, động vật bị nấm hoặc nấm xung quanh ngoài môi trường.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh nấm da đầu là gì?

Tuy nấm da đầu ở trẻ là do nấm dermatophytes gây ra, nhưng nếu trẻ gặp phải một số yếu tố nguy cơ dưới đây thì khả năng nhiễm nấm da đầu sẽ cao hơn những trẻ khác không có nguy cơ, đặc biệt các yếu tố liên quan đến môi trường ẩm ướt.

  • Trẻ sống trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm.
  • Trẻ đi tới những nơi có khí hậu nóng ẩm.
  • Trẻ sống chung nhà với nhiều người.
  • Trẻ chơi những trò chơi tiếp xúc với trẻ khác.
  • Trẻ bị trầy xước da đầu.
  • Trẻ không tắm gội thường xuyên.
  • Trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều và không được lau kịp thời để mồ hôi lưu lại trên da đầu quá lâu.
  • Trẻ dùng chung các vật dụng như: mũ đội đầu, lược và dụng cụ thể thao.
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu do các bệnh như: HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư.

 

Cơ chế lây lan nấm da đầu

Cũng như các bệnh nhiễm nấm khác, nấm da đầu rất dễ lây lan với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt ở trẻ em bởi trẻ chưa có ý thức giữ vệ sinh cũng như hạn chế tiếp xúc. Nấm lây lan qua ba con đường chính:

  • Từ người sang người: trẻ có thể bị lây nhiễm nấm khi tiếp xúc với người bị nhiễm nấm mặc dù họ có thể không có triệu chứng.
  • Vật nuôi: trẻ có thể bị nhiễm nấm da đầu sau khi chạm vào động vật bị nhiễm nấm da như: chó, mèo…
  • Đồ dùng: một số đồ dùng có thể là vật trung gian lây lan nấm da do dùng chung như: quần áo, mũ, lược, khăn….

Chẩn đoán nấm da đầu ở trẻ

Để chẩn đoán nấm da đầu ở trẻ, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng ở trẻ đồng thời quan sát da đầu và tóc của trẻ. Bác sĩ có thể kết luận trẻ bị nhiễm nấm ngay sau khi khám. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn loại nấm, bác sĩ có thể lấy mẫu tóc hoặc vảy trên da đầu trẻ để làm một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm KOH (kali hydroxit): bác sĩ sẽ sử dụng mẫu vật từ trên da đầu trẻ để lên kính hiển vi rồi nhỏ một giọt kali hydroxit để nhận biết có nấm trên mẫu vật hay không. Xét nghiệm này thường cho kết quả trong vòng 24 giờ.

Sử dụng đèn tia cực tím (UV) để chiếu lên da đầu trẻ, từ đó xác định được loại nấm trên da đầu của trẻ. Các loại nấm sẽ có màu phát sáng khác nhau như: vàng, xanh lá cây, xanh lam.

Điều trị trẻ bị nấm da đầu

Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng nấm để điều trị nấm da đầu ở trẻ. Thuốc bôi trị nấm ngoài da và dầu gội đầu có thể ngăn nhiễm trùng nấm lây lan ra vùng da khỏe mạnh nhưng chúng sẽ không chữa khỏi bệnh nấm. Khi các biện pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê thuốc uống phù hợp với trẻ. Tuy nhiên, thuốc kháng nấm thường phải uống trong thời gian dài theo đúng chỉ dẫn.

Nếu con bạn bị nấm, bạn cần kiểm tra tất cả thành viên trong gia đình xem có bị nhiễm trùng nấm không. Thông thường, khi một người bị nấm, những người còn lại cũng được khuyến cáo điều trị dự phòng nếu không mọi người sẽ tiếp tục lây truyền bệnh cho nhau. Để tránh lây lan nấm giữa các thành viên trong gia đình khi trẻ nhiễm nấm, bạn cần vệ sinh sạch sẽ tất cả chăn, ga, gối và khăn tắm, lược…và sử dụng dầu gội đầu chống nấm hai lần một tuần trong ít nhất sáu tuần.

Phòng ngừa nấm da đầu ở trẻ em

Nấm da đầu ở trẻ có thể được phòng ngừa bằng những cách đơn giản nhưng khá hiệu quả:

  • Tắm gội sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Diệp An Nhi chứa các loại thảo dược, tinh dầu tự nhiên, đặc biệt là nano berberin có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả. Thành phần tự nhiên lành tính không những giúp làm sạch cơ thể, phòng chống nấm mà còn an toàn với làn da mỏng manh của trẻ.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với trẻ khác như: mũ, lược, gối, chăn, khăn…
  • Luôn giữ da đầu của trẻ sạch sẽ và khô ráo, thoáng mát bằng cách lau mồ hôi cho trẻ, để trẻ chơi ở nơi mát mẻ.
  • Không để trẻ chơi ở những môi trường mà trẻ có thể bị nhiễm nấm.
  • Vệ sinh sạch sẽ ga, gối, chăn, đệm thường xuyên.
  • Rửa tay cho trẻ sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

Bệnh nấm da đầu kéo dài bao lâu?

Bệnh nấm nói chung và nấm da đầu nói riêng có thể chữa khỏi nhưng cần kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ liên tục trong thời gian dài. Triệu chứng của nấm có thể hết nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng nhiễm nấm da đầu của trẻ sẽ trở lại và tái đi tái lại. Tuy nhiên, thông thường sau khi trẻ dậy thì, nấm da đầu sẽ tự khỏi.

Bệnh nấm da đầu khác với viêm da tiết bã như nào?

Nhiều người nhầm tưởng giữa nấm và viêm da tiết bã. Viêm da tiết bã là hiện tượng da trẻ xuất hiện vảy vàng do bã nhờn và dầu dư thừa tiết ra. Ở người lớn, viêm da tiết bã nhẹ là gàu, còn ở trẻ em, viêm da tiết bã được biết đến với tên gọi “cứt trâu”. Viêm da tiết bã không làm rụng tóc. Đa số trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã và sẽ hết chỉ sau vài tháng mà không cần điều trị. Bệnh viêm da tiết bã không lây lan từ người này sang người khác. Còn nấm da đầu có thể khiến tóc gãy, rụng và lây truyền một cách dễ dàng và nhanh chóng.

 

 

Xem thêm: