fbpx
Diep An Nhi

Bí quyết chăm sóc chàm ở trẻ sơ sinh cực đơn giản

14/11/2020 26 Xem

Chàm ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là viêm da cơ địa, thường xuất hiện trong vài tháng đầu khi bé mới sinh. Mặc dù chàm là một bệnh phổ biến nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng thì các triệu chứng sẽ giảm rất chậm. Điều đó khiến cho bé yêu phải chịu ngứa ngáy rất tội nghiệp.

Chàm là tình trạng các mảng đỏ, thô ráp xuất hiện trên bề mặt da của bé. Nếu một ngày mẹ bỗng thấy da bé có những dấu hiệu này thì chắc chắn bé của mẹ đã bị nhiễm chàm.

Dấu hiệu nhận biết chàm ở trẻ sơ sinh

dấu hiệu chàm ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết chàm ở trẻ sơ sinh

Chàm là những mảng da bong tróc, mẩn đỏ xuất hiện ở những vị trí rất dễ nhìn thấy như má, sau tai, trên da đầu. Vùng tổn thương do chàm còn rất dễ lan rộng ra các vùng khác như nếp gấp khuỷu tay, phía sau đầu gối và đôi khi là cả khu vực mặc tã. Các bé sơ sinh thường tìm cách dụi mặt vào gối, vào tay người bế để bớt ngứa.

Các triệu chứng bệnh ở từng bé có thể khác nhau nhưng đặc điểm chung là vùng da chàm bị khô, bong tróc ngày càng đỏ hơn. Các nốt mụn các thể chứa dịch lỏng và vỡ ra rất dễ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu để bé gãi có thể khiến da dày hơn, sẫm màu hoặc tạo thành sẹo gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm

Chủ yếu bé bị chàm là do cơ địa, do di truyền từ bố mẹ và người thân. Nếu bố mẹ bị chàm, viêm mũi dị ứng thì con cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh chàm. Ngoài ra, da của bé bị khô, thiếu ẩm, bề mặt da bị tổn thương khiến virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cũng là nguyên nhân phát bệnh ở trẻ.

Một số nguyên nhân thường gây ra chàm:

  • Da khô: Tình trạng da khô có thể khiến những bé bị chàm cảm thấy ngứa hơn. Độ ẩm thấp, đặc biệt là trong mùa đông không khí rất hanh khô.
  • Đồ dùng hàng ngày cho bé có chất liệu polyester, nước hoa, sữa tắm có chứa xà phòng, xà bông giặt quần áo gây kích ứng da.
  • Căng thẳng: Trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm có thể gặp phải hiện tượng da đỏ ửng mỗi khi rơi vào trạng thái căng thẳng. Điều này có thể dẫn đến ngứa, kích ứng da và vô tình làm gia tăng các triệu chứng của bệnh chàm.
  • Tình trạng nóng và đổ mồ hôi có thể làm cho những cơn ngứa của bệnh chàm trở nên dữ dội hơn.
  • Dị ứng: Tuy chưa chứng minh được chàm có do dị ứng hay không nhưng một số chuyên gia cho rằng việc loại bỏ sữa bò, đậu phộng, trứng, đồ ăn đóng hộp hoặc một số loại trái cây có múi khỏi thực đơn của trẻ em hoặc của bà mẹ cho con bú có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm.

Bí quyết chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị chàm

Để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thì cần phải có những cách chăm sóc da thật tốt cho bé sau đây

  • Dưỡng ẩm: Khô da là nguyên nhân gây ra chàm ở trẻ sơ sinh chính vì vậy cần phải dưỡng ẩm đầy đủ cho bé để cân bằng độ pH cho da. Sử dụng nước tắm Diệp An Nhi bé sẽ được cấp ẩm da đầy đủ bằng công nghệ Aquaxyl dưỡng ẩm thông minh.
  • Tắm nước ấm: Nước ấm giúp hydrat hóa, làm mát da và cũng có tác dụng giảm ngứa. Pha dung dịch tắm Diệp An Nhi cùng nước ấm để tắm cho bé, triệu chứng ngứa sẽ giảm nhanh chóng hơn bởi các thành phần thảo dược có tính kháng khuẩn trong sản phẩm rất hiệu quả.
  • Không sử dụng sữa tắm có xà phòng: Xà phòng thơm, chất khử mùi có thể khiến da bé trở nên thô ráp, làm gia tăng các triệu chứng bệnh chàm. Các chuyên gia khuyến cáo không được sử dụng xà phòng cho bệnh nhân bị chàm. Nước tắm Diệp An Nhi là một lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ tin dùng vì thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên không có chất tạo bọt, không gây cay mắt cho bé.
  • Mặc trang phục thoải mái, có chất liệu thấm hút tốt cho bé như vải cotton.
  • Không chà xát vào vùng tổn thương da để tránh bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Không đắp chăn quá dày tránh việc bé bị nóng, ra nhiều mồ hôi gây tắc lỗ chân lông.
Xem thêm: