Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh dễ lây qua đường hô hấp. Những triệu chứng sởi ở trẻ gần giống với cúm nên dễ gây nhầm lẫn trong quá trình nhận biết của cha mẹ dẫn đến điều trị sai. Để biết chính xác trẻ sơ sinh bị sởi không, hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng điểm qua các triệu chứng mắc bệnh sởi ở trẻ em. Những triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh mắc bệnh sởi như sau:
Cha mẹ hãy hết sức thận trọng trong việc quan sát các triệu chứng sởi ở trẻ sơ sinh bởi các dấu hiệu của bệnh dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh khác như cúm, sốt phát ban…
Việc phát hiện sớm bệnh sởi ở trẻ sơ sinh sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn, tránh các biến chứng khó lường.
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong do bị bội nhiễm bởi hệ miễn dịch của cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sức khỏe còn non yếu.
Một số biến chứng thường gặp của bệnh sởi:
Để tránh các trường hợp biến chứng nghiêm trọng xảy ra, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể khi nhận thấy các dấu hiệu trên.
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh nếu gặp bất cứ tình trạng nào dưới đây cha mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ điều trị kịp thời, tránh biến chứng:
Trong vòng 7-10 ngày, hệ miễn dịch có khả năng tự đào thải virus sởi ra khỏi cơ thể. Vì vậy việc chữa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh chủ yếu là khắc phục các dấu hiệu của bệnh. Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị sởi như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau… chỉ có tác dụng làm giảm thiểu các triệu chứng gây mệt mỏi cho bé.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình theo dõi diễn biến bệnh của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay. Có một số lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi mà cha mẹ cần quan tâm:
Việc tiêm phòng sởi cho trẻ cũng cần được đảm bảo tiêm đủ mũi và đúng lịch. Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất chính là tiêm vacxin. Tuy nhiên, mũi tiêm phòng bệnh sởi đầu tiên được chỉ định áp dụng cho trẻ đủ 9 tháng tuổi. Bởi tính an toàn và hiệu quả của vacxin đem lại phụ thuộc vào số tuổi của bé. Đối với những trẻ chưa đủ điều kiện được tiêm phòng bệnh, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Nếu trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ hãy cách ly bé càng sớm càng tốt để tránh lây chéo bệnh sang những người khác làm tăng khả năng bùng phát thành dịch bệnh. Khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc sởi, cần đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc; vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc; giữ gìn vệ sinh môi trường và nơi xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cha mẹ hãy chú ý quan sát bé để nhận biết các dấu hiệu bệnh sớm và đưa bé đi thăm khám kịp thời.