fbpx
Diep An Nhi

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

12/05/2021 74 Xem

Da của trẻ nhỏ nhiều khi sẽ xuất hiện các nốt sần, vết sưng hoặc phát ban khiến mẹ băn khoăn lo lắng. Đau ốm, dị ứng, nóng hoặc lạnh cũng là những nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trên da của bé.

Tuy nhiên hầu hết các vấn đề xảy ra trên da bé không phải là vấn đề quá lớn và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mẹ cũng có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có cách điều trị thích hợp.

Bệnh Hắc Lào

Hắc lào gây ra bởi một loại nấm sống trên da, tóc và mô móng tay. Ban đầu nó như một mảng tròn hoặc vết sưng đỏ và khi cào nhẹ thì có vảy.  Bệnh hắc lào ban đầu không gây ngứa.

Bệnh hắc lào lây truyền qua tiếp xúc da kề da với người hoặc động vật. Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh này bằng cách dùng chung khăn tắm hoặc chăn ga gối nệm với người bị nhiễm bệnh. Hắc lào cần được điều trị bằng các loại kem chống nấm chuyên biệt.

Bệnh Ban đỏ nhiễm độc

Ban đỏ nhiễm độc rất dễ lây lan và thường sẽ khỏi sau vài tuần điều trị. Bệnh thứ năm có các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu giống như cúm.

Sau nó da nổi mẩn ở má (giống như bị tát). Ban đỏ nhiễm độc lây lan khi ho, hắt hơi. Bệnh thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, truyền nước và thuốc giảm đau (đặc biệt trẻ không được uống aspirin).

Thuỷ đậu

Thuỷ đậu là bệnh từng rất phổ biến trong quá khứ nhưng nay đã không còn xuất hiện nhiều ở trẻ em ngày nay nhờ vacxin ngừa bệnh thủy đậu. 

Đây cũng là căn bệnh rất dễ lây lan và để lại mụn rộp ngứa và các nốt đỏ hoặc mụn nước khắp cơ thể. Bệnh trải qua nhiều giai đoạn từ khi mụn nước phồng rộp, vỡ ra và đóng vảy.

Thuỷ đậu có thể có biến chứng rất nguy hiểm. Trẻ nên được tiêm vacxin ngừa thuỷ đậu ngay từ khi còn nhỏ.

Chốc lở

Chốc lở do vi khuẩn gây ra, tạo ra vết loét đỏ hoặc mụn nước. Mụn nước có thể vỡ ra, chảy nước và phát triển thành lớp vỏ màu vàng nâu. Vết loét do chốc lở có thể xuất hiện khắp cơ thể nhưng chủ yếu là xung quanh miệng và mũi.

Chốc lở có thể lây lan khi tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung những thứ như khăn tắm và đồ chơi. Gãi có thể khiến các mụn chốc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc kháng sinh uống.

Mụn cóc

Mụn cóc do một loại vi-rút gây ra những sự phát triển da sần sùi nhưng chủ yếu là vô hại, không đau. Mụn cóc có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác.

Chúng cũng lây lan khi chạm vào đồ vật được sử dụng bởi một người có vi rút gây bệnh. Mụn thường được tìm thấy trên ngón tay và bàn tay.

Để ngăn ngừa mụn cóc lây lan,  mẹ hãy dặn con không được nhặt hoặc cắn móng tay. Hầu hết các mụn cóc sẽ tự biến mất hoặc phải có sự can thiệp của bác sĩ bằng phương pháp đốt.

Rôm sảy (phát ban nhiệt)

Rôm sảy ở trẻ xuất hiện là do ống dẫn mồ hôi bị tắc. Rôm sảy trông giống như những mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng. Mẹ thường thấy nó trên đầu, cổ và vai của trẻ sơ sinh.

Rôm thường xuất hiện khi cha mẹ mặc quá nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh khiến bé đổ mồ hôi. Rôm sảy cũng có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào khi thời tiết quá nóng.

Viêm da tiếp xúc

Da của một số trẻ em xuất hiện phản ứng sau khi chạm vào thực phẩm, xà phòng hoặc một số loài cây có khả năng gây dị ứng.

Trẻ thường sẽ xuất hiện nổi mẩn hoặc một số biểu hiện khác trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Một số trường hợp nhẹ da có thể bị mẩn đỏ nhẹ hoặc nổi các nốt mụn nhỏ màu đỏ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, da bé có thể sưng, đỏ với các mụn nước lớn.

Bệnh Tay Chân Miệng (Coxsackie)

Mặc dù có cái tên đáng sợ, nhưng Tay Chân Miệng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh có biểu hiện ban đầu là sốt sau đó là lở miệng và phát ban nổi mẩn nhưng không ngứa.

Bé nổi mẩn phồng rộp trên bàn tay, bàn chân, và đôi khi ở mông, đùi. Tay chân miệng lây lan qua ho, hắt hơi và sử dụng bỉm, tã.

Vì vậy mẹ cần rửa tay thường xuyên. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng một tuần nếu bé được chăm sóc và điều trị kịp thời. Nếu bệnh có dấu hiệu không thuyên giảm hãy đưa bé đến bác sĩ hoặc bệnh viện.

Bệnh chàm – viêm da cơ địa

Trẻ em dễ bị chàm có thể mắc thêm các bệnh dị ứng và hen suyễn. Nguyên nhân chính xác tại sao trẻ bị chàm lại dễ mắc các bệnh dị ứng chỉ có thể lý giải là do cơ địa của bé vì trẻ có hệ miễn dịch nhạy cảm.

Chàm thường kèm theo biểu hiện là da khô và ngứa dữ dội. Chàm sẽ có triệu chứng và tình trạng bệnh thuyên giảm sau khi trẻ phát triển lớn hơn.

Tuy nhiên mẹ cần điều trị kịp thời để tránh trường hợp bệnh phát sinh thành chàm thể tạng khi con bước vào giai đoạn thiếu niên.

Nổi mề đay

Nổi mề đay có biểu hiện là các vết mẩn ngứa giống như bỏng rát. Nổi mề đay có thể do các loại thực phẩm gây kích ứng như trứng, các loại hạt, động vật có vỏ và phụ gia thực phẩm.

Quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến da nổi mẩn. Nổi mề đay còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh có biểu hiện đi kèm với khó thở hoặc sưng mặt.

Trong những trường hợp đó nếu nổi mề đay không biến mất, hãy đến gặp bác sĩ.

Sốt ban đỏ

Sốt ban đỏ là bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn với phát ban. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau họng, sốt, đau đầu, đau bụng và sưng hạch cổ. Sau 1-2 ngày, da sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ. Sau 7-14 ngày, nốt ban tự bong ra. Ban đỏ rất dễ lây lan, vì vậy cần rửa tay thường xuyên để tránh lây lan.

Mẹ hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bé đi khám nếu nghĩ rằng con mắc bệnh này. Bé sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Sốt phát ban

Sốt phát ban là. một căn bệnh nhẹ và nằm trong danh sách 6 chứng phát ban thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh này nhất.

Bệnh hiếm gặp hơn sau khi trẻ lên 4 tuổi. Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh giống như cảm lạnh, sốt cao vài ngày (có trường hợp bị co giật). Sau sốt cơ thể sẽ xuất hiện các nốt phát ban màu đỏ, phẳng hoặc hơi gồ lên trên da. Phát ban nhiều nhất ở khu vực ngực và lưng sau đó là bàn tay và bàn chân.

Xem thêm: