Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là bệnh do virus sởi gây nên và có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào, đặc biệt trong thời điểm giao mùa bệnh dễ bùng phát thành dịch. Vậy bé bị sởi phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà.
Trước khi trả lời câu hỏi “Bé bị sởi phải làm sao?”, cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em kịp thời để áp dụng các biện pháp chữa bệnh sớm nhất. Diễn biến khi mắc bệnh sởi của trẻ sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính:
Khi đã nhiễm virus sởi, thời gian ủ bệnh của trẻ kéo dài trong khoảng 8-10 ngày và lúc này trẻ có thể có biểu hiệu sốt nhẹ.
Bước sang giai đoạn khởi phát, trẻ có khả năng gây lây bệnh cho người khác nhiều nhất và kèm theo các biểu hiện đặc trưng như sau:
Tại thời kỳ phát ban, trong vòng 24 tiếng, phía sau tai trẻ bắt đầu xuất hiện các vùng ban đỏ và lan dần lên mặt, sau đó tới các vùng cổ, ngực, bụng và tay.
Phát ban sẽ lan dần xuống dưới vùng lưng, bụng, chân từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3. Các nốt ban màu hồng nhạt, ấn vào thì mất và kết lại thành đám, thành vùng.
Nếu trẻ bị nhẹ thì xuất hiện nốt ban ít và thưa. Trong trường hợp nặng sẽ mọc dày cả lòng bàn tay, bàn chân. Nguy hiểm hơn là xuất huyết chảy máu cam hoặc đi ngoài ra máu.
Các nốt phát ban có xu hướng biến mất dần theo thứ tự xuất hiện trong vòng khoảng 1 tuần. Giai đoạn này trẻ thường cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, hết sốt và lại sức dần.
“Trẻ em bị sởi phải làm sao?” hay “Trẻ bị sởi phải làm sao?” là câu hỏi của nhiều cha mẹ khi con yêu bị mắc bệnh sởi. Mặc dù bệnh sởi là bệnh lành tính nhưng khả năng lây lan rất cao. Bệnh chưa có thuốc chữa đặc hiệu nên chủ yếu chúng ta chỉ có thể chữa triệu chứng phòng bội nhiễm và các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi con bị mắc sởi, cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp dưới đây trong quá trình chăm sóc bé:
Bé bị sởi phải làm sao? Nhận thấy trẻ mắc bệnh, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cách ly trẻ càng sớm càng tốt. Không cho bé đi học để ngăn chặn việc lây bệnh cho các trẻ khác. Cha mẹ nên để bé nghỉ ngơi trong phòng kín không có gió lùa và giữ vệ sinh sạch sẽ cho con. Rửa mặt, lau miệng và vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên để tránh làm dịch tiết ra từ mũi và nước bọt của trẻ chứa virus làm lây bệnh sang những người tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống của trẻ bằng cách thay chăn, ga giường nằm, quần áo của trẻ thường xuyên để hạn chế virus gây bệnh. Thường xuyên lau người cho trẻ bằng khăn mềm cùng với nước ấm để tránh trẻ bị cảm lạnh. Nhỏ mắt và mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 3-4/ngày để làm sạch gỉ và chất nhầy. Cha mẹ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn khi chăm sóc bé.
Đọc thêm: Trẻ bị sởi có được tắm không? Trẻ bị sởi tắm lá gì?
Cha mẹ tránh cho con ăn các thức ăn dạng cứng hoặc đặc trong thời gian trẻ bị bệnh. Các thức ăn dạng lỏng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Nên cho trẻ uống nhiều nước bởi khi bị bệnh trẻ sẽ sốt, tiêu chảy hoặc tiểu tiện nhiều gây mất nước là tình trạng không thể tránh.
Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều protein gây dị ứng như hải sản, thủy sản, thịt dê, châu chấu, kén nhộng và các loại rau kích thích, gia vị cay nóng.
Đọc thêm: Trẻ bị lên sởi cần kiêng những gì?
Chườm lạnh là phương pháp hạ sốt phổ biến và an toàn nhất cha mẹ có thể áp dụng cho bé. Cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn bông thấm nước mát có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể của trẻ để chườm lên trán giúp nhiệt của cơ thể trẻ truyền sang khăn, trẻ sẽ được tỏa nhiệt dễ dàng hơn. Thay khăn chườm liên tục để trẻ được đảm bảo thoát nhiệt đều. Tránh sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên bề mặt da của trẻ bởi có thể làm co lỗ chân lông, nhiệt không thể thoát ra ngoài khiến nhiệt độ tăng cao hơn.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo cách chườm ấm. Đây cũng là một trong các phương pháp hạ sốt phổ biến được nhiều người sử dụng để làm giãn nở các mạch máu khiến máu lưu thông dễ dàng và giải nhiệt cơ thể cho trẻ.
Sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ khi nhiệt độ cơ thể trẻ quá cao và trẻ quá mệt mỏi. Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc nếu chưa có sự tham khảo của bác sĩ bởi mỗi độ tuổi và từng trường hợp ở trẻ sẽ có những chỉ định uống thuốc khác nhau. Một số dấu hiệu bất thường như không hạ sốt dù đã uống thuốc, ho nhiều, khó thở, người trẻ tím tái, lờ đờ, nôn trớ… cha mẹ cần khẩn trương đưa con tới cơ sở y tế kịp thời để được các bác sĩ hỗ trợ cấp cứu và điều trị.
Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “Bé bị sởi phải làm sao?” cho cha mẹ. Hi vọng chúng tôi đã cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích đến cho các bạn.