fbpx
Diep An Nhi

Bé bị chàm sữa: Chế độ ăn có ảnh hưởng đến bệnh của con không?

11/05/2021 73 Xem

Khi bé bị chàm sữa: Chế độ ăn của bé có ảnh hưởng đến bệnh không? Các vết chàm liệu có trở nên tồi tệ hơn khi bé uống sữa công thức hay ăn thức ăn dạng đặc? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ một vài những thông tin cần thiết liên quan đến chế độ ăn khi bé con bị chàm.

Sữa mẹ hay sữa công thức?

Sữa mẹ luôn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cung cấp cho bé sự cân bằng hoàn hảo giữa chất béo, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra sữa mẹ cũng tốt cho hệ thống miễn dịch đang phát triển của trẻ. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ nhận được một số hệ thống miễn dịch của mẹ, vì vậy sữa mẹ thực sự giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

Sữa mẹ hay sữa công thức?
Sữa mẹ hay sữa công thức?

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp làm cho hệ thống miễn dịch bớt nhạy cảm hơn. Điều này quan trọng khi bé bị bệnh chàm, bé bú sữa mẹ sẽ có nhiều sức đề kháng hơn và nhanh lành hơn trẻ uống sữa công thức.

Tham khảo thêm: Dị ứng sữa công thức ở trẻ, mẹ cần khắc phục như thế nào?

Chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng đến con không?

Bé bị chàm có thể dị ứng hoặc tình trạng bệnh nặng hơn khi mẹ ăn một số loại thực phẩm đặc biệt. Nếu đang cho con bú, mẹ có thể muốn tránh những tác nhân phổ biến khiến bệnh thêm nặng như:

  • Sữa bò
  • Đậu phộng
  • Hạt cây (các loại hạt)
  • Động vật có vỏ như tôm, cua

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang có phản ứng với thứ mà mẹ đã ăn bao gồm phát ban đỏ ngứa trên ngực và má, nổi mề đay. Nếu mẹ nhìn thấy những thứ này, hãy tránh xa bất cứ tác nhân nào mẹ nghĩ có thể gây ra vấn đề dị ứng ở trẻ. Nếu tình trạng chàm sữa của bé được kiểm soát mẹ có thể tập cho bé ăn lại từng thứ một.

Sữa, đậu phộng và một số loại thực phẩm khác sẽ khiến bé bị chàm nặng hơn
Sữa, đậu phộng và một số loại thực phẩm khác sẽ khiến bé bị chàm nặng hơn

Sữa nào tốt nhất cho trẻ bú bình?

Nếu bé bị chàm nhiều và vẫn đang trong giai đoạn bú bình mẹ có thể thử chuyển sang một loại sữa công thức khác. Sữa công thức được làm từ protein thuỷ phân sẽ có lợi hơn đối với trẻ bị chàm sữa. Protein thuỷ phẩn có nghĩa là protein được chia nhỏ và nó ít có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng cho trẻ hơn sữa thông thường.

Khi nào bé nên bắt đầu ăn dặm

Các chuyên gia cho biết bé có thể bắt đầu ăn dặm trong độ tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa về độ tuổi thích hợp nhất để bé tập ăn.

Bé nên được ăn những thức ăn nào đầu tiên

Nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn ngũ cốc từ gạo hoặc bột yến mạch nhằm tăng cường, bổ sung chất sắt. Ngoài ra còn bổ sung thêm trái cây và rau quả. Tuy nhiên trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn rau củ xay nhuyễn hoặc các loại trái cây mềm.

Bé tập ăn dặm có thể phản ứng với các loại thực phẩm mới
Bé tập ăn dặm có thể phản ứng với các loại thực phẩm mới

Chris Adigun – phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại Đại học New York cho biết: “Vấn đề lớn nhất đối với cha mẹ có con bị chàm là họ cần hiểu từng loại thực phẩm một để có thể biết nguyên nhân gây ra vấn đề”. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ có thể để bé trải nghiệm ít nhất 4 – 5 ngày trước khi chuyển sang loại thực phẩm khác. Sau mỗi lần bé ăn một loại thức ăn mới mẹ hãy để ý các dấu hiệu dị ứng có thể xảy ra, chẳng hạn như:

  • Tiêu chảy, đôi khi có máu
  • Phân nhão
  • Phát ban
  • Sưng môi hoặc lưỡi
  • Nôn mửa

Khi nào bé có thể bắt đầu uống sữa nguyên kem?

Khoảng 1 tuổi, mẹ có thể thử cho trẻ uống sữa nguyên kem. Nếu nhận thấy bất kỳ vấn đề nào về da, mẹ hãy hỏi bác sĩ xem có nên chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa đậu nành hay không.

Khi bé bị chàm sữa mẹ cần quan sát đến chế độ ăn của bé để giảm thiểu những tác nhân không mong muốn khiến bệnh con trở nặng hơn. Cùng Diệp An Nhi đồng hành cùng mẹ chăm sóc để bé yêu có một làn da luôn khoẻ!

Xem thêm: