fbpx
Diep An Nhi

Bản tin an lành số 4: Ám ảnh của các mẹ nuôi con nhỏ – bệnh chàm sữa

17/08/2021 38 Xem

Chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) là một bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi và kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi. Đặc trưng của chàm sữa là gây ngứa cho bé, bé sẽ gãi không kiểm soát khiến da bị tổn thương nặng hơn. Bố, mẹ hãy cùng Diệp An Nhi tìm hiểu kĩ hơn về bệnh chàm sữa và cách chăm sóc bé bị chàm sữa trong bản tin kiến thức an lành số 4: Ám ảnh của các mẹ nuôi con nhỏ – BỆNH CHÀM SỮA.

1. Nhận biết bé bị chàm sữa

Bệnh chàm sữa (còn gọi là bệnh lác sữa) thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi và kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi. Các tổn thương chủ yếu xuất hiện ở hai bên má của trẻ. Nhận biết bé có bị chàm sữa hay không, mẹ chỉ cần quan sát xem bé có những dấu hiệu:

  • Vùng tổn thương của chàm sữa chủ yếu ở hai bên má, trên mặt, có thể ở vùng đùi, tay và lan rộng toàn cơ thể bé.
  • Ban đầu trên da bé chỉ xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhỏ li ti và rồi sẽ tiến triển thành mụn nước.

Ở giai đoạn mụn nước, trẻ sẽ ngứa ngáy, khó chịu, gãi dẫn tới bị trầy xước và vỡ. Mụn nước vỡ sẽ tiết dịch, tiến triển đóng vảy căng cứng rất khó chịu. Nếu mẹ sờ vào vùng da bị khô và đóng vảy sẽ thấy thô ráp, khô và căng. Ngoài biểu hiện tổn thương ở da, trẻ bị chàm sữa có thể gặp các triệu chứng kèm theo như dị ứng, viêm mũi, hen suyễn.

Bản tin kiến thức an lành số 4: Ám ảnh của các mẹ nuôi con nhỏ - BỆNH CHÀM SỮA
Bản tin kiến thức an lành số 4: Ám ảnh của các mẹ nuôi con nhỏ – BỆNH CHÀM SỮA

2. Yếu tố nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa. Mọi nghiên cứu chỉ cho thấy bệnh chàm sữa có thể do cơ địa hoặc các tác nhân dị ứng tác động vào trẻ. Một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa là:

  • Cơ địa trẻ dễ bị dị ứng bẩm sinh;
  • Cha mẹ có tiền sử các bệnh như hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì trẻ có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn so với những đứa trẻ khác;
  • Các tác nhân gây dị ứng từ môi trường xuất hiện xung quanh trẻ như lông chó, mèo, các loại ký sinh trùng, nấm mốc, bụi bẩn có trong chăn ga, đệm hay thảm…;
Bé bị chàm sữa trên má
Bé bị chàm sữa trên má

Một số hóa chất gây kích ứng da từ sữa tắm, dầu gội, bột giặt mà cha mẹ sử dụng cho trẻ;

  • Khí hậu cũng là yếu tố gây ra bệnh chàm sữa ;
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cách mẹ cho bé uống sữa không đúng cách cũng có mối liên quan đến bệnh chàm sữa;
  • Da trẻ bị khô do cha mẹ tắm rửa cho trẻ quá lâu hay quá nhiều lần;
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn do virus.

3. Chàm sữa ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Bệnh chàm sữa của bé tuy phổ biến và không lây, bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu mẹ không chăm sóc khu vực tổn thương của bé cẩn thận thì trẻ sẽ ngứa, và gãi gây trầy xước da, tạo cơ hội cho vi khuẩn nấm, vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập khiến trẻ bị bội nhiễm. Trẻ bị chàm sữa bội nhiễm vùng da bị tổn thương sẽ sưng phù, tụ mủ, lở loét nghiêm trọng. Nhiễm trùng da sẽ dẫn tới biến chứng nhiễm trùng máu.

Chàm sữa ảnh hưởng đến bé như thế nào?
Chàm sữa ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Bé bị chàm khổ nhất vào mùa đông. Mặc dù cũng bôi các loại kem dưỡng nhưng mà bé vẫn bị ngứa. Cứ ngứa là bé gãi, gãi đến nỗi trầy xước chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, vùng tổn thương này mà bị nhiễm trùng thì nguy hiểm và dẫn đến những biến chứng khó lường. Hiện tại mẹ chỉ có thể giúp bé làm dịu cảm giác khó chịu ở vùng bị tổn thương chứ không có thuốc chữa khỏi. Bệnh sẽ tự hết khi bé lớn, hoặc có thể tái phát và trở thành viêm da cơ địa. Nếu bố mẹ không sớm điều trị cho bé dễ phát triển bệnh thành chàm thể tạng (viêm da cơ địa).

Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng của bé nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bé.

  • Trẻ thường có cảm giác khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc và ăn ít đi;
  • Các nốt chàm sữa thường làm trẻ ngứa, vì vậy trẻ thường bứt rứt, gãi liên tục, đôi khi làm các vết chàm sữa vỡ ra gây chảy máu;
  • Ngoài ra trẻ thường có một số triệu chứng của viêm mũi hoặc hen suyễn.
  • Chàm sữa không lây lan nhưng có thể di truyền, đặc biệt nếu mẹ bị chàm sữa thì nguy cơ cao sinh con cũng sẽ bị chàm.

4. Cách điều trị chàm sữa cho bé

Bệnh chàm sữa này rất dễ tái phát khi bé gặp phải các nguy cơ như tiếp xúc và dị ứng với thời tiết, thực phẩm… Vì vậy mẹ nên điều trị cho bé theo hướng dẫn của các bác sĩ da liễu. Cha mẹ bé có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm nguy cơ bùng phát bệnh chàm của bé cũng như làm dịu da bé:

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nguyên nhân gây bệnh.
  • Đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là coriticoid vì có thể làm theo da, nhiễm nấm,…
  • Mẹ không tự ý áp dụng các bài thuốc đắp lá vì có thể sẽ khiến vùng tổn thương trầm trọng hơn.
  • Hạn chế hoặc tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng: tôm, cá, thực phẩm nhiều chất béo (đồ chiên rán, mỡ..), thực phẩm cay nóng: ớt..
    Trẻ bị chàm sữa không nên tắm quá lâu và nước quá nóng. Mẹ nên sử dụng nước tắm dịu nhẹ, nước tắm thảo dược chất lượng đảm bảo để tắm cho trẻ, tránh da trẻ bị khô và kích ứng.
  • Mẹ nên lựa chọn quần áo chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và nên giặt quần áo của trẻ với loại nước giặt riêng biệt dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Giữ sạch sẽ và khô thoáng làn da của trẻ, cố gắng không để trẻ bị hăm tã.
  • Dưỡng ẩm da trẻ thường xuyên dù trẻ đang không ở thời kỳ bùng phát.
  • Giữ môi trường sống quanh trẻ luôn thoáng mát.
Mẹ nên điều trị cho bé theo hướng dẫn của các bác sĩ da liễu.
Mẹ nên điều trị cho bé theo hướng dẫn của các bác sĩ da liễu.

Ngoài những kiến thức cơ bản về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thì qua bản tin kiến thức: “ám ảnh các mẹ nuôi con nhỏ – bệnh chàm sữa” của Diệp An Nhi còn rất nhiều những kiến thức hữu ích cho mẹ trong quá trình chăm bé. Mẹ theo dõi chi tiết trong video bản tin an lành số 4 nhé!

Xem thêm: