fbpx
Diep An Nhi

8 triệu chứng đáng sợ ở trẻ sơ sinh hoàn toàn bình thường

30/06/2022 51 Xem

Nếu bạn lần đầu nuôi một em bé sơ sinh thì hẳn bạn sẽ rất hồi hộp và luôn lo lắng, đặc biệt khi thấy các triệu chứng bất thường, không giống như người lớn của trẻ. Từ những nhịp thở thất thường đến việc giật mình có thể là triệu chứng đáng sợ ở trẻ sơ sinh khiến bạn không cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn bình thường.

Không có lý do gì phải xấu hổ nếu những lo lắng của bạn không đúng, và bé hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy nên đừng ngần ngại gọi điện cho bác sĩ nhi khoa để hỏi về những triệu chứng của trẻ. Tất nhiên, có những lúc trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng nguy hiểm thực sự và lúc này phản xạ lo sợ của bạn là hoàn toàn cần thiết. Việc nhận biết các dấu hiệu bất thường của trẻ rất quan trọng.

Các triệu chứng co giật, rung lắc không kiểm soát được ở người lớn có thể do bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại hoàn toàn bình thường với trẻ sơ sinh. Đó là bởi thể chất của trẻ còn non, các hormon thay đổi nhanh chóng khiến cơ thể phản ứng theo cách không giống như người lớn.

Để giúp các bố mẹ cảm thấy thoải mái và bớt lo lắng, Diệp An Nhi sẽ tổng hợp lại một số triệu chứng đáng sợ ở trẻ sơ sinh thường gặp. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn nghi ngờ về sức khỏe của trẻ thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn.

1. Trẻ co giật khi ngủ

Nhiều bố, mẹ đưa con dưới một tuần tuổi tới gặp bác sĩ khi thấy trẻ giật mình không kiểm soát khi ngủ. Tuy nhiên sau khi theo dõi trẻ ngủ, bác sĩ chẩn đoán trẻ chỉ rung giật cơ khi ngủ lành tính, và điều này vô hại. Nó không nguy hiểm hơn hiện tượng nấc cụt.

Bác sĩ nhi khoa đã kết luận rằng trẻ co giật khi ngủ vẫn an toàn và khỏe mạnh và trẻ sẽ ngừng rung lắc khi được đánh thức. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trẻ sơ sinh có hệ thần kinh chưa trưởng thành và trong khi ngủ cử động của chúng không phối hợp được ăn ý như khi thức. Những cơn co giật này cũng giống như chúng ta giật mình khi đang ngủ.

Trẻ bị rung giật khi ngủ có thể do tiếng ồn xung quanh hoặc do chạm vào vật gì đó, và những chuyển động này là vô hại.

Dấu hiệu của cơn động kinh thực sự khi ngủ

Dấu hiệu chính khi trẻ bị động kinh thật sự chính là chuyển động bất thường của mắt kèm với những chuyển động khác của cơ thể. Trẻ có thể khó thở, da chuyển màu xanh hoặc cơn co giật kéo dài hơn năm phút. Nếu bạn thấy những dấu hiệu nguy hiểm này hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

2. Ngạt mũi và thở bất thường

Nếu con bạn thường xuyên bị ngạt mũi, chắc bạn sẽ nghĩ rằng trẻ bị cảm lạnh. Chưa kể ban đêm bạn thấy nhịp thở của trẻ to hơn và nhanh hơn khiến bạn lo lắng trẻ bị bệnh gì đó nghiêm trọng. Nhưng nếu trẻ không sốt hay có thêm các triệu chứng khác của cảm lạnh thì đây chỉ là hiện tượng ngạt mũi thông thường do hormon estrogen kích thích đường mũi. Hormon này được mẹ truyền cho con trong tử cung và khi con bú.

Tình trạng này của trẻ sẽ giảm trong vòng hai tháng và đến 6 tháng khi đường mũi của trẻ rộng gấp đôi thì hiện tượng ngạt mũi sẽ không còn nữa hoặc nếu có thì rất khó nhận thấy.

Khi nào cần lo lắng về tình trạng nghẹt thở và khó thở

Trong trường hợp lỗ mũi trẻ phập phồng khi thở hoặc ngực và bụng bị hóp vào khi thở thì đây là dấu hiệu của tình trạng suy hô hấp. Lúc này bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

3. Vú của bé

Nếu con trai của bạn xuất hiện một cục u đỏ và ấm trên ngực, ngay dưới núm vú thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Điều này xảy ra do estrogen của mẹ ảnh hưởng tới trẻ. Hormone sản xuất sữa prolactin tăng lên và gây ra sự phát triển của vú. Trên thực tế có khá nhiều trẻ sơ sinh cả trai và gái đều xảy ra điều này ở một bên vú. Một lượng nhỏ bé trai mới sinh có thể tiết ra một chất giống như sữa. Hiện tượng này sẽ biến mất trong vòng vài tháng đầu tiên nhưng có thể kéo dài trong ba tháng hoặc lâu hơn.

Khi nào bạn cần lo lắng về cục u ở ngực

Nếu vú có màu đỏ, có vẻ mềm hoặc trẻ bị sốt, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định xem có bị nhiễm trùng hay không.

4. Trẻ khạc ra máu

Nếu em bé của bạn sau khi bú có nhổ ra một ít máu khi trẻ đang hoạt động bình thường thì ko phải là điều đáng lo ngại. Máu có thể do núm vú của bạn bị nứt hoặc do vết rách nhỏ trong thực quản gây ra do trẻ khạc mạnh. Vết thương nhỏ trong thực quản sẽ dễ dàng lành lại.

Khi nào cần lo lắng về hiện tượng nhổ ra máu

Nếu trẻ sơ sinh của bạn có biểu hiện ốm, nôn ra một lượng lớn máu, khạc ra máu sau khi bú sữa công thức hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

5. Trẻ có làn da màu cam

Vàng da sinh lý là hiện tượng phổ biến ở trẻ, tuy nhiên nếu ăn nhiều rau quả giàu beta-caroten thì da trẻ sẽ có màu cam. Đây gọi là hiện tượng “caroten máu” và nó không nguy hiểm. Trong trường hợp này, mắt của trẻ không bị vàng và màu da là cam chứ không vàng nên bạn không cần lo lắng trẻ bị vàng da.

Những món ăn như cà rốt, khoai lang và một số thực phẩm khác không có màu cam cũng giàu caroten như: rau bina, bông cải xanh. Carotenemia không ảnh hưởng tới người lớn do chúng ta dùng răng để nhai. Còn trẻ sơ sinh ăn thực phẩm đã xay nhuyễn, và điều này khiến các sợi thực vật mở ra theo cách mà răng của chúng ta không làm được và nó khiến ruột của trẻ hấp thụ nhiều caroten hơn. Chính vì thế nếu trẻ ăn nhiều hơn lượng caroten cần thiết thì lượng dư thừa sẽ tiết ra theo mồ hôi khiến cho da trẻ bị ố. Nơi dễ nhận thấy nhận chính là mũi, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Khi nào cần lo lắng về làn da màu cam

Việc da trẻ màu cam của trẻ không cần phải lo lắng vì nếu chế độ ăn uống thay đổi thì màu cam sẽ nhạt dần và biến mất. Còn nếu tiếp tục ăn nhiều thức ăn chứa beta-caroten thì da trẻ sẽ lại có màu cam. Tuy nhiên điều này vô hại.

6. Thở nhẹ không bình thường ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng đáng sợ ở trẻ sơ sinh có thể làm bạn lo lắng là khi thấy em bé của mình ngừng thở liên tục. Tuy nhiên, việc một em bé sơ sinh ngủ say và thở nhanh trong khoảng 20s rồi ngừng thở là điều phổ biến. Đây không phải triệu chứng ngừng thở khi ngủ. Mặc dù nhịp thở ngắt quãng có vẻ như đáng báo động nhưng nó không nguy hiểm. Nguyên nhân của việc ngừng thở này là do phổi của trẻ nhỏ so với kích thước cơ thể.

Khi nào cần lo lắng về tình trạng thở không bình thường ở trẻ sơ sinh

Nếu da trẻ có màu xanh hoặc xám quanh miệng, hoặc trẻ có vẻ khó thở, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức.

7. Táo bón

Trẻ đi tiêu ngày 1 lần hay 3 ngày 1 lần là hiện tượng bình thường. Rõ ràng trẻ sơ sinh đi tiêu trong tư thế nằm ngửa và điều này khó khăn hơn khi bạn ngồi. Hơn nữa trẻ nhỏ chưa biết cách kiểm soát và phối hợp cơ vòng hậu môn – cơ giữ phân trong trực tràng. Và khi trẻ rặn sẽ có chút khó khăn cùng với sự nhăn nhó khó chịu. Khi đường ruột của trẻ hoạt động tốt hơn, sau 6 đến 8 tuần, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng hơn.

Khi nào cần lo lắng về việc bé bị táo bón

Nếu phân của trẻ quá cứng hoặc trẻ không đi ị liên tục trong tháng đầu tiên thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Nó có thể báo hiệu một vấn đề hiếm gặp với các dây thần kinh kiểm soát trực tràng.

8. Làn da của trẻ bong tróc

Hiện tượng da trẻ bong tróc hoàn toàn là bình thường và chúng xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể trẻ. Điều này xảy ra do trẻ sơ sinh ở trong bụng mẹ với các loại chất lỏng khác nhau như nước ối, máu và vernix – lớp phủ dày để ngăn cách trẻ khỏi nước ối.

Sau khi trẻ chào đời, y tá sẽ lau hết các chất lỏng quanh trẻ, lớp vernix không còn nữa làm cho da bong tróc trong vòng 1 – 3 tuần. Sự bong tróc này sẽ biến mất dần mà không cần phải chăm sóc đặc biệt.

Tuy nhiên, để đảm bảo da trẻ không bị bong tróc do hiện tượng mất nước, chàm hay bệnh ngoài da nào khác, bạn cần tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Diệp An Nhi dịu nhẹ từ thiên nhiên sẽ không gây kích ứng cho da trẻ, an toàn với cả làn da nhạy cảm nhất.

 

Xem thêm: