Nếu bạn đang mang thai hoặc đã sinh con, bạn biết rõ khi ở trong tử cung, bé sẽ được bao quanh bởi nước ối. Nhưng Diệp An Nhi chắc rằng bạn cũng như các bà mẹ khác chưa hiểu rõ về chức năng của nước ối. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của nước ối và những vấn đề thường gặp.
Nếu không có nước ối sẽ không thể hoàn thành quá trình mang thai và các chức năng của nước ối gắn liền với quá trình tăng trưởng của bé.
Đặc điểm đầu tiên Diệp An Nhi nhắc đến chính là vai trò “người bảo vệ” của nước ối. Giống như một lớp đệm bao quanh em bé, nước ối giúp con yêu của bạn tránh được khỏi những tác động cơ học. Bạn cũng có thể coi nước ối như một thiết bị giảm xóc giúp ngăn ngừa nguy cơ chân, tay bé bị tổn thương.
Đặc điểm này của nước ối rất quan trọng vì nó tạo ra môi trường vô trùng để bảo vệ dây rốn, mạch máu của bé đồng thời nó là nơi chứa các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng bé phát triển.
Khi bạn bắt đầu mang thai, thông qua quá trình thẩm thấu, nước ối được tạo ra từ tế bào máu của cơ thể sẽ đi qua màng của bào thai và đi tới em bé. Lúc này nhau thai cũng được hình thành.
Trong nước ối còn xuất hiện một lớp màng trắng mịn gọi là sáp vernix. Chất dưỡng da tự nhiên này được hình thành khi em bé được khoảng 20 tuần và chúng bao phủ toàn bộ làn da bé để bảo vệ khỏi tác động của nước ối. Vernix có kết cấu và màu sắc giống như lớp phomai trắng và chúng sẽ bóc tróc dần sau khi bé yêu của bạn chào đời.
Một đặc điểm của nước ối nghe có vẻ rất lạ chính là nước ối tăng dần lên nhờ quá trình tái chế chất lỏng sau khi được thẩm thấu. Lượng nước ối nhiều lên do bé tiểu tiện, khi bé nuốt nước ối sẽ giúp phổi phát triển, lúc này thận của bé sẽ lọc chất lỏng trong cơ thể và dần hoàn thiện. Lượng nước ối nhiều nhất khi bé 28 tuần (1000ml) và có xu hướng ngày càng ít đi khi bé lớn hơn và cạn dần cho tới ngày chào đời.
Bác sĩ có thể nhận thấy thận và phổi của bé hoạt động bình thường nhờ lượng nước ối được sản xuất ra một cách đều đặn. Trong một số trường hợp, quá trình mang thai gặp phải một số vấn đề khi nước ối được tạo ra quá ít hoặc quá nhiều.
Thiểu ối
Thiểu ối là khi nước ối ít hơn mức an toàn và lúc này bạn phải đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc thận của em bé đang trong tình trạng hoạt động không bình thường và cũng có thể nhau thai không thực hiện đúng chức năng của nó là cung cấp dinh dưỡng cho bé. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, lượng nước ối không đủ sẽ không bảo vệ tốt cơ thể bé khiến thai nhi phải đối mặt với nguy cơ mắc dị tật hoặc bị kẹt tại vị trí nào đó trong bụng mẹ.
Trong trường hợp bạn bị vỡ ối trước tuần dự sinh, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức để theo dõi và dưỡng thai cho đến khi sinh.
Đa ối
Khi nước ối quá nhiều thì gọi là đa ối và nó sẽ khiến thai phụ cảm thấy khó chịu hơn. Tình trạng đa ối cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng nuốt của con bạn và thai nhi cần được theo dõi nhiều hơn. Bạn nên đi khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Sau khi tìm hiểu các đặc điểm của nước ối, chúng ta thắc mắc làm sao để duy trì mức nước ối an toàn? Siêu âm là cách chính xác để biết mức nước ối của bạn có ở mức an toàn hay không. Nếu bạn bổ sung đủ chất lỏng và không để cơ thể mất nước sẽ tạo ra được lượng nước ối cần thiết. Tình trạng thiếu ối có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho em bé, thậm chí khiến bạn chuyển dạ sớm.
Bạn không thể tuần nào cũng đi siêu âm, vậy làm sao để có thể tự kiểm tra mức nước ối của mình? Mức nước ối an toàn được tính từ xương mu đến đỉnh tử cung. Khoảng cách này thường sẽ bằng số tuần của thai kỳ +/- 3. Ví dụ: nếu bạn đang mang thai 28 tuần thì khoảng cách sẽ là 31 cm. Tuy nhiên, nếu em bé quá to hoặc quá bé thì sẽ làm sai lệch ngày sinh dự kiến.
Ngoài những tuần cơ bản bắt buộc bạn phải tới gặp bác sĩ để phát hiện dị tật thai nhi thì bạn có thể đi khám nếu có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng sức khỏe của bạn và em bé.
Bạn thấy đấy, các đặc điểm của nước ối rất kỳ lại phải không? Nhờ có nước ối mà em bé của bạn hoàn thiện và phát triển khỏe mạnh. Vì vậy mẹ cần chú ý đến những thay đổi trong cơ thể để có những điều chỉnh kịp thời lượng nước cung cấp cho cơ thể, tránh tình trạng đa ối hoặc thiểu ối.
Diệp An Nhi chúc bạn mẹ tròn con vuông!