Tìm hiểu chính xác nguyên nhân trẻ bị chàm sữa sẽ giúp cha mẹ có hướng chăm sóc và chữa bệnh phù hợp. Khi giải quyết được yếu tố làm khởi phát bệnh. Các triệu chứng viêm nhiễm làn da do chàm sữa mới được kiểm soát và đẩy lùi hiệu quả. Dưới đây là 5 nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc chàm sữa mà cha mẹ cần biết.
Bệnh chàm sữa ở trẻ em rất phổ biến và xuất hiện từ sớm. Trung bình cứ 100 trẻ thì lại có 20 bé nhiễm bệnh. Trẻ mắc chàm sữa khiến trên làn da có vảy, sần sùi, sưng đỏ. Trong giai đoạn đầu tiên, chàm sữa chỉ xuất hiện ở vùng má, da đầu. Tuy nhiên khi trở nặng, các tổn thương sẽ lây dần ra tứ chi và toàn thân.
Chàm sữa không phải là loại bệnh gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nó khiến chất lượng sinh hoạt của bé bị giảm sút nghiêm trọng. Vết thương tổn do chàm sữa gây nên khiến bé ngứa ngáy. Trẻ khó chịu và thường xuyên muốn gãi ngứa. Điều này dẫn đến tình trạng bé thiếu ngủ, chán ăn, quấy khóc.
Nghiêm trọng hơn, nếu bé đang mắc chàm sữa mà lại tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn. Rất dễ gây nên tình trạng bội nhiễm dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này vết chàm sẽ xuất hiện các mụn nước có sắc tố hơi vàng, đau đớn cho trẻ. Một khi bị nhiễm trùng thì căn bệnh sẽ càng khó chữa trị.
Ngoài ra, nếu không được điều trị hiệu quả, bệnh sẽ tái phát dai dẳng. Điều này khiến mẹ và bé “ăn không ngon, ngủ không yên”. Về lâu dài các vết chàm có thể để lại sẹo trên cơ thể bé, gây mất thẩm mỹ về sau.
Có thể thấy bệnh chàm sữa không gây nguy hiểm lớn cho bé. Tuy nhiên nó lại không thể chữa khỏi hoàn toàn. Căn bệnh này chỉ có thể được giảm thiểu, đẩy lùi triệu chứng bằng các biện pháp vệ sinh và dùng thuốc kiểm soát viêm ngứa, đồng thời kết hợp bảo vệ tốt làn da để hạn chế nguy cơ tái phát. Để bé nhanh chóng hồi phục, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân bé bị chàm sữa nhằm có hướng chăm sóc, chữa trị phù hợp.
Ở những bé có tiền sử gia đình nhất là cha mẹ từng bị dị ứng, chàm hoặc hen suyễn, nguy cơ bé mắc chàm sữa sẽ cao hơn.
Các vết chàm phát ban đỏ trên da xuất hiện khi bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng như vải sợi thô ráp, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, nấm mốc, bọ rệp, vi khuẩn từ môi trường xung quanh…
Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ có thể mắc chàm sữa. Vì chế độ dinh dưỡng của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dòng sữa. Một số thực phẩm khi người mẹ ăn vào có thể gây dị ứng và phát bệnh chàm ở trẻ gồm: hải sản, nội tạng động vật, sữa bò, đồ ăn cay nóng, đậu nành, đậu phộng, bia rượu và các chất kích thích.
Bên cạnh các yếu tố làm khởi phát bệnh chàm sữa, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý thêm những tác nhân khác có thể khiến các dấu hiệu nhiễm bệnh càng nghiêm trọng hơn bao gồm:
Khi đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân tại sao bé bị chàm sữa, cha mẹ đã có thể tìm phương pháp điều trị phù hợp. Cách chữa bệnh chàm phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh xuất hiện trên làn da mỗi bé.
Bên cạnh việc đưa bé đi thăm khám bác sĩ, cha mẹ có thể tự chăm sóc để giảm bớt bệnh chàm ở bé bằng nhiều phương pháp cơ bản như:
Để hiểu cụ thể hơn về các cách chăm sóc cho bé bị chàm sữa tại nhà, cha mẹ có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết “Chàm sữa ở trẻ sơ sinh – cẩm nang điều trị A-Z”.
Để quá trình chăm sóc, điều trị cho bé phát huy hiệu quả tốt nhất, bên cạnh việc nắm bắt nguyên nhân trẻ bị chàm sữa, bạn nên tìm hiểu thêm về những lưu ý dành cho mẹ khi chăm bé bị chàm sữa. Những lưu ý này sẽ giúp bé con được chăm nom tốt hơn và mau chóng khỏi bệnh.
=> Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không? Giải đáp từ chuyên gia
Nhìn chung, nguyên nhân trẻ bị chàm sữa xuất phát từ nhiều yếu tố. Mẹ có thể đẩy lùi chúng bằng việc tắm rửa, vệ sinh da cho trẻ. Kinh nghiệm cho thấy, để điều trị chàm sữa, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm làm từ thảo dược an toàn. Một trong số những sản phẩm chiết xuất thiên nhiên giúp đặc trị bệnh chàm sữa mà cha mẹ không nên bỏ qua là nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Trẻ được tắm nước tắm Diệp An Nhi sẽ nhanh chóng thuyên giảm bệnh, khôi phục vẻ hoạt bát, mạnh khỏe và xinh tươi.